Bộ chứng từ thanh toán quốc tế là một loại giấy tờ quan trọng với doanh nghiệp. Đặc biệt là các ngân hàng, công ty tài chính. Hãy cùng Vieclamnganhang tìm hiểu rõ hơn về bộ chứng từ thanh toán quốc tế bao gồm những gì nhé.
Chứng từ thanh toán quốc tế là gì?
Để hiểu bộ chứng từ thanh toán quốc tế gồm những gì, bạn cần hiểu về chứng từ thanh toán quốc tế là gì. Chứng từ thanh toán quốc tế là loại giấy tờ, vật mang tin được sử dụng để phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh – đã hoàn thành. Chứng từ này được sử dụng để làm căn cứ cho việc thanh toán.
Tìm hiểu thêm: Thẻ thanh toán quốc tế là gì? Một số loại thẻ thanh toán quốc tế phổ biến
Bộ chứng từ thanh toán quốc tế gồm những gì?
Tùy thuộc vào từng ngành nghề, bộ chứng từ thanh toán quốc tế có thể sẽ có đôi chút sự khác biệt. Tuy vậy, nhìn chung sẽ bao gồm những loại chứng từ sau:
Hóa đơn thương mại – Commercial Invoice
Là chứng từ thương mại được người bán phát hành, sử dụng trong thanh toán giữa 2 bên gồm xuất khẩu – nhập khẩu. Hóa đơn thương mại nhằm yêu cầu người nhập khẩu/người mua thanh toán đúng với số tiền được thể hiện trên hóa đơn.
Các loại hóa đơn thương mại thường thể hiện các thông tin: Loại hàng hóa, đơn giá, tổng giá trị hàng hóa cần thanh toán là bao nhiêu, điều kiện khi giao hàng, phương thức thanh toán. Các loại hóa đơn thương mại thường gặp có thể bao gồm:
- Hóa đơn chiếu lệ (Proforma Invoice) – PI.
- Hóa đơn tạm tính – Provisional Invoice.
- Hóa đơn chính thức – Final Invoice.
- Hóa đơn chi tiết – Detailed Invoice.
- Hóa đơn trung lập – Neutral Invoice.
- Hóa đơn lãnh sự – Consular Invoice.
Tìm hiểu thêm: Nhân viên thanh toán quốc tế làm những công việc gì?
Vận đơn đường biển – Bill of Lading (B/L)
Vận đơn đường biển là loại chứng từ thường gặp với những ngành như hãng tàu, logistics. Đây là chứng từ do người vận chuyển (thường là các đại lý tàu, đại diện như người vận chuyển, thuyền trưởng) ký phát cho người gửi. Mục đích của B/L để xác nhận việc người vận chuyển đã nhận được hàng hóa. Đối với vận tải hàng không sẽ sử dụng Airway Bill – vận đơn hàng không.
Hiện tại, có các loại vận đơn đường biển như sau:
- Phân loại theo người nhận hàng: Bao gồm vận đơn đích danh (straight bill of lading), vận đơn theo lệnh (order bill of lading), vận đơn vô danh (bearer bill of lading).
- Phân loại theo tình trạng vận đơn: Bao gồm vận đơn hoàn hảo (clean bill of lading), vận đơn không hoàn hảo (unclean bill of lading).
- Phân loại theo đơn vị cấp vận đơn: Bao gồm vận đơn chủ (master bill of lading – MBL), vận đơn nhà (house bill of lading – HBL).
- Phân loại theo tình trạng nhận hàng: Bao gồm vận đơn đã xếp lên tàu, vận đơn nhận hàng để xếp,…
Phiếu đóng gói hàng hóa – Packing List (PL)
Phiếu đóng gói hàng hóa là một phần quan trọng trong bộ chứng từ thanh toán quốc tế. PL sẽ thể hiện chi tiết từng loại hàng được đóng gói là gì. Dựa vào PL, người nhận hàng sẽ biết nên chuẩn bị kho bãi như thế nào, lực lượng nhân sự ra sao, cần phương tiện gì để vận chuyển, có những thủ tục hải quan như thế nào,…
Bảo hiểm hàng hóa
Quá trình vận chuyển hàng hóa sẽ khó tránh khỏi những rủi ro không đáng có. Vì vậy, đa phần các loại hàng hóa đều sẽ được mua bảo hiểm để đề phòng những loại rủi ro đó. Bảo hiểm hàng hóa có thể được bên mua – bên bán chi trả và tùy thuộc vào thỏa thuận của hai bên.
Tờ khai hải quan
Tờ khai hải quan là giấy tờ thể hiện ra chi tiết về hàng hóa. Tờ khai này được sử dụng với mục đích cung cấp cho cơ quan hải quan để kiểm tra các thủ tục hoặc vấn đề liên quan khác đến hàng hóa trong quá trình xuất/nhập khẩu. Thông thường mẫu tờ khai hải quan sẽ tùy thuộc vào từng quốc gia cụ thể.
Một số loại giấy chứng nhận khác
Bên cạnh những loại giấy tờ trên, bộ chứng từ thanh toán quốc tế còn bao gồm một số loại giấy chứng nhận như sau:
- Chứng nhận xuất xứ – Certificate of Origin (C/O): Là loại giấy tờ để xác nhận nguồn gốc hàng hóa. Thường được phòng ban thương mại của nước xuất khẩu cung cấp.
- Chứng nhận chất lượng – Certificate of Quality (C/Q): Là giấy xác nhận về chất lượng của hàng hóa đã đạt tiêu chuẩn sản xuất, xuất khẩu và được cấp bởi một công ty giám định độc lập nào đó.
- Giấy chứng nhận vệ sinh – Phytosanitary Certificate: Xác nhận hàng hóa đã đạt yêu cầu về vệ sinh.
- Chứng nhận kiểm dịch thực vật – Phytosanitary Certificate: Xác nhận sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật đã đạt yêu cầu theo quy định.
- Chứng nhận kiểm dịch động vật – Certificate of Veterinary:Xác nhận sản phẩm có nguồn gốc từ động vật đã đạt yêu cầu theo quy định.
Tìm hiểu thêm: Công việc của chuyên viên thanh toán quốc tế có vất vả không?
Trên đây là những thông tin về vấn đề bộ chứng từ thanh toán quốc tế gồm những gì. Ngoài ra, chuyên mục chia sẻ kinh nghiệm của Vieclamnganhang đang có nhiều tin tức thú vị hơn về về lĩnh vực tài chính – ngân hàng mà bạn có thể tham khảo. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể truy cập ngay vào TopCV, nền tảng này đang cung cấp nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn bạn không nên bỏ qua.
Có thể bạn quan tâm: Thực tập sinh thanh toán quốc tế nên tìm việc ở đâu?