HO trong ngân hàng là gì

HO trong ngân hàng là gì? So sánh HO với chi nhánh, sở giao dịch

Chia sẻ kinh nghiệm

Lĩnh vực ngân hàng có khá nhiều thuật ngữ lạ nếu không phải người trong ngành bạn có thể sẽ không hiểu rõ ví dụ RM, NPL, CA v.vv Ngoài ra HO cũng là thuật ngữ phổ biến được cả khách hàng và những người trong ngành sử dụng. Vậy HO trong ngân hàng là gì? Tham khảo những thông tin trong bài viết thuộc chuyên mục Chia sẻ kinh nghiệm của vieclamnganhang.vn để có câu trả lời cụ thể nhé.

HO trong ngân hàng là gì?

Trong ngành ngân hàng, HO là viết tắt của khá nhiều cụm từ. Có thể hiểu HO là Head Office nghĩa là hội sở hay trụ sở chính. Hiện nay HO không được dùng phổ biến mà chỉ những người làm về ngân hàng hoặc các Banker mới hay sử dụng.  

HO trong ngân hàng là gì?
HO trong ngân hàng là gì?

Ngoài ý nghĩa là hội sở ngân hàng HO cũng là cách viết tắt của nhiều thuật ngữ và tùy cách sử dụng mà HO có ý nghĩa khác nhau. Ví dụ:

  • HO – Huy động vốn từ những tổ chức kinh tế hay tổ chức tín dụng và cá nhân. Đây là hoạt động đặc biệt quan trong trong lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng.
  • HO – Hợp đồng: trong ngành ngân hàng đó có thể là hợp đồng bảo lãnh hay hợp đồng vay vốn. 
  • HO – Hóa đơn (Invoice) trong một số giao dịch thanh toán giữa ngân hàng với khách hàng.

Vị trí của HO trong ngân hàng

Như vậy có thể thấy HO có ý nghĩa quan trọng đối với sự vận hành và phát triển của mỗi ngân hàng. HO chính là trung tâm đầu não của ngân hàng với một số chức năng, nhiệm vụ quan trọng có thể kể đến như:

Điều hành hoạt động kinh doanh tại ngân hàng

Các hoạt động kinh doanh do HO quản lý và định hướng gồm có: quản lý tài sản, vốn, nguồn nhân lực, các chi nhánh hay phòng giao dịch của hệ thống ngân hàng.

Quản lý nhân sự

Mỗi ngân hàng đều có nhân sự rất đông, đặc biệt các ngân hàng quy mô lớn nhân viên có thể lên tới con số hàng nghìn. Chính vì vậy việc quản lý và tổ chức bộ máy nhân sự là rất cần thiết. Hoạt động quản lý nhân sự tại ngân hàng bao gồm: tuyển dụng, đào tạo và đánh giá, đưa ra định hướng phát triển nhân sự.

Xem thêm: Tổng Hợp Các Phòng Ban Trong Ngân Hàng Bạn Cần Biết

Trụ sở chính sẽ điều hành các hoạt động của ngân hàng 
Trụ sở chính sẽ điều hành các hoạt động của ngân hàng 

Quản lý rủi ro

Đây là vị trí đầu não nên trách nhiệm quản lý, giảm rủi ro trong quá trình vận hành ngân hàng là rất quan trọng. Những người làm việc tại bộ phận này có nhiệm vụ phân tích, quản lý các rủi ro có thể xảy đến trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Cung cấp dịch vụ và sản phẩm đến khách hàng

HO có quyền quyết định hoạt động cung cấp dịch vụ cho khách hàng và giải quyết những yêu cầu hay thắc mắc từ phía khách hàng.

Quản lý phòng giao dịch, chi nhánh

Mỗi ngân hàng có nhiều phòng giao dịch được đặt ở nhiều tỉnh thành trên khắp cả nước, HO có trách nhiệm quản lý, điều phối hoạt động cho các chi nhánh và phòng giao dịch thuộc hệ thống ngân hàng.  

So sánh HO với các chi nhánh, sở giao dịch

Hệ thống ngân hàng ngoài HO còn có các chi nhánh, phòng giao dịch, sở giao dịch với chức năng nhiệm vụ khác nhau. Để phân biệt các khái niệm này bạn có thể dựa vào các thông tin sau:

Chi nhánh ngân hàng

Chi nhánh ngân hàng trực thuộc sự quản lý của HO và dưới quyền HO. Chi nhánh ngân hàng có chức năng, nghiệp vụ giống như ngân hàng bình thường. Các chi nhánh ngân hàng thường đặt ở khắp các tỉnh thành trên toàn quốc tùy vào quy mô và sự phát triển của ngân hàng.

Cung cấp đến khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất 
Cung cấp đến khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất 

Chi nhánh được mở ở nhiều địa điểm trên khắp cả nước giúp khách hàng dễ dàng đến vào thực hiện giao dịch. Tùy mức độ phát triển và hoạt động của mỗi chi nhánh, bên ngân hàng sẽ phân cấp chi nhánh như chi nhánh cấp 1, cấp 2, v.vv

Sở giao dịch ngân hàng

Sở giao dịch có quyền hạn thấp hơn chi nhánh hơn nữa cơ cấu tổ chức của sở giao dịch cũng nhỏ nên thường được đặt ở các địa phương, quận huyện. 

Mỗi chi nhánh ngân hàng có nhiều sở giao dịch và vẫn thực hiện các chức năng cơ bản của ngân hàng nhưng sẽ bị hạn chế chức năng tại một số địa phương. Thông thường sở giao dịch hay được dùng để huy động vốn tiết kiệm hay các khoản vay tín dụng.

Các chi nhánh ngân hàng có chức năng như phòng giao dịch 
Các chi nhánh ngân hàng có chức năng như phòng giao dịch 

Phòng giao dịch ngân hàng

Phòng giao dịch thuộc quản lý của ngân hàng, cục thuế, sở giao dịch. Điểm hạn chế của phòng giao dịch là không thanh toán quốc tế được. Mỗi phòng giao dịch đều sẽ có: bộ phận kế toán, ban khách hàng, ban tổng hợp, v.vv Tại phòng giao dịch khách hàng vẫn có thể thực hiện các giao dịch cơ bản bình thường.

Xem thêm: Tất Tần Tật Về Vị Trí Trưởng Phòng Giao Dịch Ngân Hàng

Với những chia sẻ trên đây hy vọng có thể giúp các bạn hiểu rõ HO trong ngân hàng là gì cũng như chức năng nhiệm vụ của các sở giao dịch, phòng giao dịch tại mỗi ngân hàng. Ngân hàng là một ngành triển vọng với nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn. Ngay khi muốn tìm việc làm hot ngành ngân hàng bạn có thể truy cập TopCV.vn để cập nhật những thông tin việc làm mới nhất nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *