Giao dịch viên được ví von là “bộ mặt”của ngân hàng bởi là vị trí đầu tiên tiếp xúc với khách hàng tại các điểm giao dịch. Vậy giao dịch viên là gì, hãy cùng Vieclamnganhang tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Giao dịch viên là gì?
Giao dịch viên là những nhân viên sẽ làm việc tại các quầy giao dịch của tổ chức. Thông thường khi nhắc đến giao dịch viên là gì, nhiều người sẽ liên tưởng đến các giao dịch viên là một trong các nhân viên ngân hàng. Tuy vậy ngày nay khá nhiều doanh nghiệp cũng có vị trí giao dịch viên để hỗ trợ khách hàng.
Ví dụ như các vị trí giao dịch viên tại công ty chứng khoán, công ty hoặc tổ chức tín dụng,… Với sự phục hồi của nền kinh tế trong những năm gần đây, nhu cầu tuyển dụng nhân viên tại các ngân hàng và doanh nghiệp cũng dần tăng cao. Trong đó có vị trí giao dịch viên để hỗ trợ khách hàng một cách tốt nhất cũng tăng theo.
Cơ hội – thách thức khi làm giao dịch viên là gì?
Trên thực tế giao dịch viên là một công việc được nhiều người chia sẻ rằng rất áp lực. Bệnh những cơ hội và thách thức khi làm giao dịch viên là gì? Dưới đây sẽ là một số phân tích để bạn có thể tham khảo thêm về cơ hội cũng như thách thức khi muốn trở thành giao dịch viên là gì:
Cơ hội khi làm giao dịch viên là gì?
Khi làm giao dịch viên, bạn sẽ có những cơ hội phát triển như sau:
- Có thể làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp và có xu hướng phát triển lâu dài. Bạn có thể gắn bó với vị trí giao dịch viên hoặc Thăng tiến lên những vị trí khác đến khi bạn muốn nghỉ hưu.
- Giao dịch viên là vị trí mà bạn sẽ phải tiếp xúc rất nhiều với khách hàng. Do đó, đây sẽ là một trong những cơ hội để bạn có thể cải thiện được những kỹ năng mềm liên quan đến giao tiếp, ứng xử của bản thân.
- Mức lương cũng như các chế độ đãi ngộ của ngân hàng đối với vị trí giao dịch viên thường rất tốt. Bạn có thể tìm hiểu rõ hơn về điều này ở phần tiếp theo sau đây của bài viết.
Thách thức của nghề giao dịch viên là gì?
Áp lực và yêu cầu độ chính xác cao là một trong những vấn đề mà nhiều người sẽ chia sẻ khi bạn tìm hiểu về thách thức của nghề Giao dịch viên là gì. Cụ thể:
- Thường có nhiều áp lực liên quan đến thời gian làm việc và yêu cầu mức độ chính xác tuyệt đối, tỉ mỉ trong công việc của mình.
- Trong giai đoạn những năm gần đây thì vị trí giao dịch viên hoặc hầu hết các vị trí trong ngân hàng cũng sẽ gặp những áp lực liên quan đến hoàn thành chỉ tiêu, KPI kinh doanh từ phía ngân hàng.
- Để có thể thăng tiến trong công việc thì bạn sẽ phải rất cố gắng và nỗ lực để có thể đạt những vị trí cao hơn.
Công việc của giao dịch viên là gì?
Vậy thì nhiệm vụ và công việc hàng ngày của giao dịch viên là gì? Những nhiệm vụ sau đây thường sẽ mô tả công việc của giao dịch viên ngân hàng. Tuy vậy một số vị trí giao dịch viên từ các tổ chức khác cũng có thể đảm nhiệm những nhiệm vụ tương tự. Bao gồm:
Đón tiếp khách hàng đến giao dịch
Thực hiện đón tiếp các khách hàng đến giao dịch là một trong những nhiệm vụ hàng ngày mà các giao dịch viên cần phải thực hiện. Trước đây, các khách hàng sẽ trực tiếp đến quầy giao dịch và thực hiện yêu cầu của mình. Tuy vậy trong những năm gần đây, ngân hàng đã bố trí thêm nhân sự để giúp khách hàng lấy số thứ tự và thực hiện giao dịch một cách dễ dàng hơn.
Theo đó, các công việc mà giao dịch viên cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ này như sau:
- Đón tiếp khách hàng tại quầy giao dịch và tiếp nhận nhu cầu giao dịch của khách hàng.
- Tư vấn và giới thiệu cho khách hàng về những sản phẩm và dịch vụ mới từ ngân hàng.
- Giải đáp các thắc mắc và khiếu nại từ phía khách hàng. Lập tức xử lý các khiếu nại trong thời gian nhanh nhất. Nếu trường hợp vấn đề mà khách hàng khiếu nại vượt ngoài khả năng của, sao dịch viên cần báo cho các bộ phận liên quan để hỗ trợ tốt nhất cho khách hàng.
Hỗ trợ khách hàng thực hiện giao dịch
Đây là nhiệm vụ quan trọng nhất và cũng là nhiệm vụ chính của giao dịch viên cần thực hiện. Với nhiệm vụ này, giao dịch viên sẽ có những công việc như sau:
- Tiếp nhận về yêu cầu giao dịch của khách hàng.
- Thực hiện hỗ trợ khách hàng hoàn thành các giao dịch đã yêu cầu trước đó.
- Yêu cầu khách hàng ký nhận vào các biên bản hoặc biên lai đã hoàn thành giao dịch, dành những rủi ro về sau.
- Đối với những giao dịch viên không làm việc tại ngân hàng, họ có thể là người hỗ trợ cho khách hàng xử lý các tác vụ liên quan đến những vấn đề khác theo yêu cầu và trong quyền hạn mà họ đảm nhiệm.
Thực hiện hạch toán kế toán
Ngoài các nhiệm vụ trên thì nhân viên giao dịch viên cũng sẽ cần phải thực hiện hạch toán kế toán cho các vấn đề như:
- Các loại giấy tờ cũng như chứng từ liên quan đến hoạt động thu chi hàng ngày phát sinh từ các giao dịch.
- Cân đối các tài khoản thu chi và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
- Thực hiện kiểm tra số lượng giao dịch cũng như các vấn đề khác sau khi hết ca làm việc của mình.
- Thực hiện hạch toán theo yêu cầu của cấp trên.
Một số nhiệm vụ khác của giao dịch viên
Giao dịch viên ngoài nhiệm vụ chính của mình ở trên cũng sẽ thực hiện thêm một số nhiệm vụ khác để hỗ trợ cho hoạt động của tổ chức. Ví dụ như:
- Hỗ trợ Chăm sóc khách hàng để đảm bảo họ có sự hài lòng tốt nhất khi trải nghiệm các dịch vụ và quá trình giao dịch tại ngân hàng.
- Hỗ trợ trong các bộ phận khác khi được yêu cầu để hoàn thành tốt nhất các chỉ tiêu liên quan đến sự phát triển của doanh nghiệp.
- Lập các báo cáo công việc liên quan đến vị trí của mình theo yêu cầu.
Mức lương giao dịch viên có cao không?
Mức lương của giao dịch viên sẽ còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khách quan khác nhau. Ví dụ như chế độ trả lương của tổ chức, quy mô hoạt động, lĩnh vực hoạt động và năng lực, kinh nghiệm của giao dịch viên. Tuy vậy, theo khảo sát của CareerBuilder, mức lương của giao dịch viên trung bình tham khảo như sau:
- Mức lương trung bình: 8.1 triệu đồng/tháng.
- Mức lương thấp nhất: 3.3 triệu đồng/tháng.
- Mức lương trung bình thấp: 6.7 triệu đồng/tháng.
- Mức lương trung bình cao: 9.4 triệu đồng/tháng.
- Mức lương cao nhất: 23 triệu đồng/tháng.
Đơn vị này cũng đưa thêm thống kê mức lương ở những thành phố lớn. Ví dụ như tại Hà Nội là 8.0 triệu đồng/tháng, tại thành phố Hồ Chí Minh là 8.6 triệu đồng/tháng.
Lộ trình thăng tiến của giao dịch viên ra sao?
Lộ trình thăng tiến của vị trí giao dịch viên là gì sẽ còn tùy thuộc vào sự lựa chọn của bạn trong quá trình phát triển sự nghiệp của mình. Dưới đây sẽ là một lộ trình tham khảo nếu bạn muốn làm việc và phát triển trong lĩnh vực ngân hàng. Bao gồm:
Kiểm soát viên
Sau khi làm việc từ 2 đến 3 năm bạn có thể lựa chọn chuyển từ giao dịch viên trở thành kiểm soát viên ngân hàng. Đây là vị trí yêu cầu cao về trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Họ sẽ thực hiện rà soát và kiểm tra những thông tin, số liệu và dữ liệu liên quan đến quá trình hoạt động của ngân hàng. Vị trí này có mức lương từ 16.2 đến 32.5 triệu đồng.tháng.
Luân chuyển đến các khối khác
Sau một thời gian làm việc tại vị trí giao dịch viên, bạn cũng có thể luân chuyển đến các khối khác trong phòng giao dịch. Ví dụ như:
- Khối kế toán hoặc hành chính nhân sự.
- Khối tín dụng đầu tư: Ví dụ như các phòng ban về quan hệ khách hàng cá nhân và doanh nghiệp, phòng đầu tư, phòng thẻ, phẩm thanh toán quốc tế,…
Trưởng phòng hoặc trưởng khối
Sau một thời gian phấn đấu bạn có thể thăng tiến lên các vị trí trưởng phòng hoặc trưởng khối quản lý trong chi nhánh. Những vị trí này tương đương với các địa chỉ quản lý cấp chung và mức thu nhập thường khá hấp dẫn, tham khảo từ 20 – 30 triệu đồng/tháng. Tùy thuộc vào bạn phấn đấu và trở thành trưởng phòng hoặc trưởng khối nào thì nhiệm vụ của bạn sẽ khác nhau.
Giám đốc Phòng giao dịch
Đối với những bạn giao dịch viên làm việc tại các chi nhánh thì vị trí giám đốc chi nhánh ngân hàng/phòng giao dịch được xem là một trong những sự thành công trong công việc và bạn có thể đạt được. Tuy vậy để thăng tiến lên vị trí này Bạn cũng cần phải phấn đấu và nỗ lực rất nhiều. Tuy vậy mức thu nhập khi làm giám đốc phòng giao dịch cũng rất cao, bạn có thể đạt được trung bình tham khảo từ 35 đến 90 triệu đồng/tháng.
Các vị trí khác tại Hội Sở và cao hơn
Trong trường hợp mà bạn không muốn phát triển theo các phòng giao dịch, bạn có thể học thêm nhiều kỹ năng khác và xin làm việc tại các trụ sở, hội sở chính. Thông thường tại các hội sở và trụ sở chính sẽ gồm rất nhiều bộ phận khác nhau để bạn có thể lựa chọn và thăng tiến tốt hơn. Ví dụ như khối quản lý rủi ro và giám sát, khối hỗ trợ điều hành,…
Hi vọng với bài viết chia sẻ kinh nghiệm, bạn sẽ hiểu hơn về công việc của giao dịch viên là gì cũng như những vấn đề xung quanh vị trí áp lực này. Bên cạnh đó, nếu bạn cũng đang quan tâm đến những cơ hội việc làm liên quan đến vị trí giao dịch viên, hãy truy cập ngay vào TopCV. Đây đang là một trong những nền tảng kết nối việc làm uy tín và cung cấp nhiều tin tuyển dụng hấp dẫn hiện nay.