chuyen-vien-phan-tich-nghiep-vu

Yêu Cầu Đối Với Chuyên Viên Phân Tích Nghiệp Vụ Trong Ngành Ngân Hàng

Chia sẻ kinh nghiệm

Nhu cầu tuyển dụng chuyên viên phân tích nghiệp vụ trong ngân hàng đang ngày một cao hơn. Tuy nhiên, đây vẫn là một vị trí khá mới lạ với nhiều bạn hiện nay khi tìm hiểu những công việc trong ngân hàng. Vậy, chuyên viên phân tích nghiệp vụ là gì? Có những yêu cầu như thế nào? Hãy cùng vieclamnganhang.vn tìm hiểu ngay.

Tìm hiểu về chuyên viên phân tích nghiệp vụ

Để hiểu những yêu cầu của vị trí này khi làm việc trong ngân hàng, bạn cần tìm hiểu về khái niệm cũng như vai trò của phân tích nghiệp vụ là gì. Chuyên viên phân tích nghiệp vụ hay Business Analyst (BA) là vị trí chịu trách nhiệm đến các vấn đề liên quan đến phân tích về nhu cầu của thị trường, khách hàng, đối tác kinh doanh,… hoặc các bên liên quan khác của ngân hàng.

Hiện, vị trí chuyên viên BA tại các doanh nghiệp, đặc biệt là BA trong lĩnh vực ngân hàng còn rất hạn chế về nguồn nhân lực. Do đó, để thu hút được nhân sự ở mảng này, các doanh nghiệp, ngân hàng thường trả lương khá cao. Mức lương trung bình tham khảo của vị trí này như sau:

  • Thu nhập trung bình: 25.900.000 đồng/tháng.
  • Dải lương phổ biến: 15.200.000 – 23.800.000 đồng/tháng.
  • Mức lương thấp nhất: 6.600.000 đồng/tháng.
  • Mức lương cao nhất: 92.800.000 đồng/tháng.

>>>Xem thêm: Chuyên viên phân tích nghiệp vụ là gì? Họ làm gì trong ngành ngân hàng?

Mức lương của chuyên viên phân tích nghiệp vụ khá cao
Mức lương của chuyên viên phân tích nghiệp vụ khá cao

Những yêu cầu để làm chuyên viên phân tích nghiệp vụ trong ngân hàng

Để làm BA, bạn cần có kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn tốt. Ngoài ra, bạn cũng cần phải có các kỹ năng mềm khác để hỗ trợ cho công việc được hiệu quả hơn.

Kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn của BA

Để có thể làm việc trong ngân hàng, bạn cần thành thạo các nghiệp vụ của chuyên viên phân tích nghiệp vụ. Thông thường, BA được chia thành 3 nghiệp vụ chính, cụ thể như sau:

Management Analyst: Là nghiệp vụ liên quan đến tư vấn quản lý, đề xuất phương án để cải thiện hiệu quả làm việc của tổ chức. Nghiệp vụ này sẽ liên quan đến việc trực tiếp tư vấn cho ban giám đốc, ban lãnh đạo của ngân hàng về những giải pháp giúp giảm chi phí, tăng doanh thu.

System Analyst: Là nghiệp vụ liên quan đến thu thập, phân tích các thông tin hệ thống. Từ những dữ liệu phân tích, thiết kế ra các hệ thống kỹ thuật có thể giải quyết những vấn đề đang ảnh hưởng đến kinh doanh. System Analyst sẽ giải quyết những vấn đề có thể sử dụng sự trợ giúp của công nghệ thông tin.

Data Analyst: Thu thập các thông tin số, kế quả tại thời điểm hiện tại. Sau đó sẽ sử dụng những số liệu, dữ liệu này để dự đoán các xu hướng, kịch bản có thể xảy ra. Từ đó đưa ra được những phương án ứng phó kịp thời.

>>>Xem thêm: Cơ hội việc làm cho sinh viên ngành tài chính ngân hàng sau khi tốt nghiệp

Business Analyst cần có các kỹ năng liên quan đến nghiệp vụ chuyên môn
Business Analyst cần có các kỹ năng liên quan đến nghiệp vụ chuyên môn

Các kỹ năng mềm cần có của một Business Analyst

Ngoài những kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn ở trên, để trở thành một BA thành công, bạn sẽ cần có thêm những kỹ năng mềm khác. Ví dụ như:

Kỹ năng giao tiếp

BA sẽ là vị trí dành khá nhiều thời gian để tương tác với khách hàng, người sử dụng các sản phẩm công nghệ của ngân hàng. Sự thành công của các sản phẩm này sẽ phụ thuộc vào việc BA có thực hiện giao tiếp rõ ràng với yêu cầu của dự án hay không. Do đó, kỹ năng giao tiếp là một trong các kỹ năng mềm mà BA cần có.

Kỹ năng công nghệ

Để thực hiện các tác vụ thu thập, phân tích, xử lý dữ liệu thì kỹ năng công nghệ là kỹ năng không thể thiếu. BA sẽ cần phải sử dụng nhiều ứng dụng, công cụ để phân tích được những thông tin thu thập được.

Kỹ năng phân tích

Đây là một kỹ năng không thể thiếu của BA. Khi có kỹ năng phân tích tốt, bạn có thể tận dụng được tối đa các thông tin thu thập được. Ngoài ra, kỹ năng phân tích cũng sẽ giúp bạn có thể hiểu được chính xác hơn về nhu cầu của khách hàng, đối tác,… để truyền đạt vào các ứng dụng chuẩn hơn.

Không những vậy, các BA còn cần phải phân tích dữ liệu, tài liệu hoặc các số liệu khác. Khả năng phân tích tốt sẽ giúp cho quy trình làm việc của BA được tối ưu hơn và đem lại hiệu quả, thành công trong công việc.

>>>Xem thêm: Những kỹ năng cần có của một chuyên viên C&B là gì?

Kỹ năng mềm sẽ giúp Business Analyst thành công hơn
Kỹ năng mềm sẽ giúp Business Analyst thành công hơn

Một số kỹ năng mềm khác

Ngoài 3 kỹ năng mềm quan trọng ở trên, một chuyên viên phân tích nghiệp vụ cũng cần trau dồi thêm nhiều kỹ năng mềm khác. Ví dụ như:

Kỹ năng xử lý vấn đề: Các yêu cầu, công việc của BA sẽ có tính thay đổi ngẫu nhiên thường xuyên. Do đó, các chuyên viên này sẽ cần phải có kỹ năng xử lý vấn đề, biến đổi với tình huống nhanh nhạy hơn.

Kỹ năng ra quyết định: BA được xem là một trong những người đảm nhiệm vai trò cố vấn cho Developer trong ngân hàng. Do đó, các quyết định của BA đưa ra sẽ có ảnh hưởng đến hiệu quả thành công của sản phẩm công nghệ. Do đó, BA cần có kỹ năng đưa ra quyết định tốt và chịu trách nhiệm với quyết định của mình.

Kỹ năng quản lý: BA sẽ là người thực thiện lập các kế hoạch dự án, phân chia công việc cho các bên liên quan, xử lý các yêu cầu liên quan đến dự án,… Vì vậy, cần có kỹ năng quản lý công việc tốt.

Kỹ năng đàm phán, thuyết phục: BA cũng là “cầu nối” của khách hàng, ngân hàng, đối tác với các Developer. Kỹ năng đàm phán, thuyết phục tốt sẽ hỗ trợ cho BA hoàn thành nhiệm vụ này hoàn hảo hơn.

Tạm kết

Trên đây là bài viết chia sẻ về những yêu cầu khi làm chuyên viên phân tích nghiệp vụ trong ngân hàng. Tuy là một vị trí có nhiều áp lực và đòi hỏi chuyên môn cao, nhưng BA với mức lương cao vẫn là một trong những ngành nghề mới thu hút nhiều bạn hiện nay.

Hình ảnh: Sưu tầm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *