Nợ xấu có làm nhân viên ngân hàng được không là điều nhiều lao động quan tâm

Nợ xấu có làm nhân viên ngân hàng được không? Giải đáp chi tiết

Chia sẻ kinh nghiệm

Nợ xấu có làm nhân viên ngân hàng được không đang là chủ đề thu hút sự quan tâm của đông đảo lao động làm trong lĩnh vực tài chính. Để tìm lời giải đáp cho câu hỏi này, mời bạn hãy cùng Vieclamnganhang.vn theo dõi bài viết dưới đây!

Thế nào là nợ xấu?

Hiểu một cách đơn giản, nợ xấu là các khoản tiền mà người vay gặp khó khăn trong việc hoàn trả theo đúng thời hạn cam kết trong hợp đồng tín dụng. Những khoản nợ này đã quá thời gian chưa thanh toán trên 90 ngày tính từ thời điểm đến hạn đầu tiên mà khách hàng chưa thực hiện nghĩa vụ khoản vay.

Thời gian quá hạn được xem là chỉ số quan trọng để xác định nợ xấu. Như vậy, người có nợ xấu sẽ bị liệt kê vào danh sách khách hàng nợ xấu trên hệ thống của CIC – Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam.

Xem thêm: Chuyên viên xử lý nợ là làm gì? Kỹ năng cần có cho vị trí này.

Nợ xấu là khoản tiền người vay không hoàn trả đúng hạn theo thời gian cam kết
Nợ xấu là khoản tiền người vay không hoàn trả đúng hạn theo thời gian cam kết

Phân loại các nhóm nợ xấu

Dựa trên thời gian quá hạn thanh toán, nợ xấu hiện đang được các tổ chức tín dụng phân thành 05 nhóm phổ biến, bao gồm:

  • Nhóm nợ đủ tiêu chuẩn: Nhóm nợ đủ tiêu chuẩn là các khoản nợ còn trong thời hạn thanh toán; được ngân hàng đánh giá có khả năng thu hồi cả gốc và lãi đúng hạn.
  • Nhóm nợ chú ý: Nhóm nợ chú ý hình thành khi người vay đã trễ hạn thanh toán khoản vay lên tới 90 ngày. Khoản nợ này sẽ được cơ cấu nợ lần đầu còn trong kỳ hạn.
  • Nhóm nợ dưới tiêu chuẩn: Nhóm nợ dưới tiêu chuẩn là các khoản nợ mà người vay đã quá hạn lên tới 180 ngày. Khoản nợ này sẽ được gia hạn nợ lần đầu còn trong kỳ hạn.
  • Nhóm nợ nghi ngờ: Nhóm nợ nghi ngờ hình thành khi người vay đã trễ hạn thanh toán khoản vay lên tới 360 ngày.
  • Nhóm nợ có khả năng mất vốn: Nhóm nợ có khả năng mất vốn hình thành khi người vay đã kéo dài khoản nợ lên tới hơn 360 ngày.
Nợ xấu hiện được phân loại thành 05 nhóm phổ biến
Nợ xấu hiện được phân loại thành 05 nhóm phổ biến

Nợ xấu có làm nhân viên ngân hàng được không?

Nợ xấu có làm nhân viên ngân hàng được không? Nhìn chung, việc có nợ xấu sẽ gây ảnh hưởng đến việc ứng tuyển vào ngân hàng của người lao động. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng lớn hay nhỏ sẽ còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Ví dụ:

  • Với một số vị trí yêu cầu gắt gao về độ tin cậy lịch sử tài chính như quản lý ngân hàng, nhân viên quản lý rủi ro v.vv.., các đơn vị ngân hàng có thể không chấp nhận ứng viên có nợ xấu.
  • Các ngân hàng có chính sách về nợ xấu nghiêm ngặt cũng có thể từ chối ứng viên có lịch sử hoặc đang có nợ xấu.
  • Mức độ và lịch sử nợ xấu của ứng viên có nguy cơ ảnh hưởng đến quyết định tuyển dụng của ngân hàng. Theo đó, khoản nợ lớn và dài hạn sẽ tạo ấn tượng xấu và làm giảm khả năng được ngân hàng chấp nhận.
  • Trong trường hợp ứng viên có khả năng giải quyết khoản nợ, đồng thời thể hiện sự tiến bộ trong việc quản lý tài chính, cơ hội được ngân hàng tuyển dụng sẽ có thể tăng cao.
  • v.vv..
Nợ xấu có thể ảnh hưởng đến việc ứng tuyển làm nhân viên ngân hàng
Nợ xấu có thể ảnh hưởng đến việc ứng tuyển làm nhân viên ngân hàng

Phương hướng giải quyết khi bị nợ xấu ngân hàng

Việc bị nợ xấu ngân hàng sẽ gây nên nhiều khó khăn, thậm chí còn tác động tiêu cực đến tình hình tài chính và cuộc sống của người vay. Vì vậy, nếu có bất cứ khoản nợ xấu nào, bạn cũng cần tìm ra phương hướng giải quyết theo gợi ý sau đây:

  • Bước 01: Xác định tổng số tiền đang nợ, lãi suất và thời gian còn lại để thanh toán.
  • Bước 02: Liên hệ tới ngân hàng để thảo luận và xem xét khả năng tái cấu trúc nợ, gia hạn thời gian hoặc xây dựng kế hoạch thanh toán mới.
  • Bước 03: Xem xét khả năng gia tăng thu nhập cá nhân (tìm kiếm công việc làm thêm, đầu tư bất động sản, kinh doanh nhỏ v.vv…).
  • Bước 04: Cân nhắc phương pháp tiết kiệm chi phí để có thêm nguồn tiền thanh toán nợ.

Cách xóa nợ xấu đơn giản, hiệu quả hàng đầu

Để xóa nợ xấu trên hệ thống CIC, khách hàng có thể tham khảo cách xử lý theo 02 hình thức bao gồm:

  • Đối với những khoản nợ xấu dưới 10 triệu VNĐ: Người vay hãy nhanh chóng thanh toán toàn bộ số tiền nợ. Sau khi hoàn tất thủ tục, lịch sử nợ xấu của bạn sẽ được xóa khỏi hệ thống CIC.
  • Đối với những khoản nợ xấu trên 10 triệu VNĐ: Người vay cần tất toán trong thời gian sớm nhất cả gốc và lãi với đơn vị cho vay. Sau khi hoàn tất thủ tục, bạn có thể thông báo và gửi yêu cầu xác minh thanh toán nợ tới hệ thống CIC.
Người vay cần nhanh chóng tất toán nợ và lãi suất để được xóa lịch sử nợ xấu
Người vay cần nhanh chóng tất toán nợ và lãi suất để được xóa lịch sử nợ xấu

Tổng kết

Trên đây chính là những thông tin hữu ích nhất giúp giải đáp cho bạn thắc mắc liệu nợ xấu có làm nhân viên ngân hàng được không. Hy vọng rằng qua bài viết ngày hôm nay, bạn đã nắm rõ kiến thức về nợ xấu và biết cách tránh khỏi tình trạng này để không gây ảnh hưởng tới công việc.

Ngoài ra, TopCV.vn cũng đang không ngừng cập nhật mỗi ngày loạt tin tức việc làm hấp dẫn đến từ các tổ chức tài chính, ngân hàng uy tín hàng đầu tại Việt Nam. Do đó, bạn đừng quên truy cập TopCV.vn và tạo CV theo mẫu miễn phí trong thời gian sớm nhất để apply ngay khi tìm được vị trí phù hợp!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *