Ngoại tệ là đồng tiền của quốc gia, vùng lãnh thổ khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực. Vậy ngoại tệ là gì, và pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về việc sử dụng ngoại tệ? Chuyên mục chia sẻ kinh nghiệm của Vieclamnganhang.vn sẽ giải đáp giúp bạn.
Ngoại tệ là gì?
Ngoại tệ là đồng tiền của nước khác và được trao đổi để lấy tiền trong nước nhờ quá trình thanh toán hoặc đầu tư. Hiểu một cách đơn giản, du khách từ Việt Nam sang Mỹ thì đồng đô la của Mỹ sẽ được gọi là ngoại tệ. Khi muốn sử dụng thì du khách phải thực hiện giao dịch chuyển đổi từ VNĐ sang USD.
Đặc điểm của ngoại tệ là gì?
Như chúng ta đã biết, mỗi quốc gia đều sử dụng một đồng tiền khác nhau, chỉ ngoại trừ những nước nằm trong khối Liên minh Châu Âu EU sẽ sử dụng đồng tiền chung EUR. Tuy nhiên, không phải ngoại tệ nào cũng được thông thương trên thế giới. Bởi chỉ những ngoại tệ mạnh mới dễ dàng mua bán và ngoại tế đó phải kể đến như đồng EUR, USD, GBP, CAD, CHF, JPY,….
Vậy đồng ngoại tệ như thế nào được đánh giá là ngoại tệ mạnh. Các bạn có thể dựa theo những tiêu chí đánh giá sau:
- Khi đồng ngoại tệ được nhiều quốc gia trên thế giới chấp nhận. Điều này cũng đồng nghĩa với việc nó được sử dụng rộng rãi, được nhà nước và người dân quốc gia đó công nhận và chấp thuận sử dụng trong hình thức thương mại ở trong và ngoài nước.
- Nhu cầu thương mại phát ra đồng tiền lớn, chẳng hạn như đồng USD của Mỹ hay đồng EUR của Châu Âu. Bởi nhu cầu thương mại của nó rất mạnh, nên hầu hết các quốc gia đều không từ chối những đồng tiền này.
- Khi tiềm năng cung ứng của quốc gia đó tăng lên cũng đồng nghĩa với giá trị xuất khẩu hàng hóa của quốc gia đó cũng tăng lên. Do vậy, những quốc gia khác muốn mua hàng hóa của nước đó thì cần đổi sang đồng tiền của chính nước đó. Như vậy, nhu cầu của đồng tiền đó sẽ tăng lên và mức độ sử dụng cũng rộng rãi hơn.
>>> Xem thêm: Quỹ Trái Phiếu Là Gì? Một Số Quỹ Trái Phiếu Phổ Biến Hiện Nay
Lưu ý quan trọng cần biết khi buôn bán ngoại tệ
Khi buôn bán ngoại tệ, bạn cần lưu ý một số điều sau nhằm đảm bảo các giao dịch được thực hiện một cách an toàn và hiệu quả nhất. Cụ thể:
Hiểu về thị trường ngoại hối
Trước khi tham gia kinh doanh ngoại tệ, hãy nắm vững các nguyên tắc cơ bản về thị trường ngoại hối, các cặp tiền tệ phổ biến và các yếu tố ảnh hưởng đến giá cả. Cần nắm rõ về các khái niệm như tỷ giá, biên độ giá, sự biến động thị trường, các chỉ số kinh tế, và các yếu tố chính trị và kinh tế quốc gia.
Nghiên cứu và phân tích
Trước khi thực hiện giao dịch, hãy thực hiện nghiên cứu và phân tích kỹ lưỡng về cặp tiền tệ bạn quan tâm. Theo dõi tin tức và các sự kiện có thể ảnh hưởng đến giá cả. Sử dụng các công cụ và chỉ số kỹ thuật để đưa ra quyết định giao dịch thông minh.
Quản lý rủi ro
Rủi ro là một phần không thể thiếu của buôn bán ngoại tệ. Hãy thiết lập các biện pháp quản lý rủi ro như đặt stop loss và take profit để hạn chế tổn thất và bảo vệ lợi nhuận. Đồng thời, không đầu tư quá nhiều tiền mặt vào một giao dịch duy nhất, và phân bổ vốn một cách hợp lý giữa các giao dịch khác nhau.
Chọn sàn giao dịch đáng tin cậy
Chọn một sàn giao dịch uy tín và có giấy phép hoạt động. Kiểm tra đánh giá và phản hồi từ người dùng khác để đảm bảo rằng sàn giao dịch đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và cung cấp dịch vụ tốt.
Cập nhật kiến thức, tin tức thường xuyên
Thị trường ngoại hối luôn thay đổi, do đó, hãy duy trì kiến thức và cập nhật thông tin mới nhất. Theo dõi các tài liệu và nguồn tin uy tín để hiểu rõ về các xu hướng mới nhất và các sự kiện ảnh hưởng đến thị trường.
Buôn bán ngoại tệ đòi hỏi kỷ luật và kiên nhẫn. Hãy tuân thủ kế hoạch giao dịch của bạn và tránh mạo hiểm với các quyết định không có căn cứ.
>>> Xem thêm: Nhân Viên Quản Lý Rủi Ro Là Gì? Bản Mô Tả Công Việc Mới Nhất 2021
Tuân thủ luật pháp
Hãy tuân thủ các quy định và quy tắc của quốc gia về buôn bán ngoại tệ. Tránh các hoạt động vi phạm luật pháp hoặc giao dịch bất hợp pháp.
Do vậy, trước khi tham gia vào bất kỳ hoạt động giao dịch ngoại tệ nào, hãy tìm kiếm lời khuyên từ một chuyên gia tài chính. Điều này sẽ giúp hoạt động kinh doanh của bạn hiệu quả hơn, đồng thời giảm thiểu tối đa rủi ro.
Hoạt động mua bán ngoại tệ trái phép sẽ bị xử lý như thế nào?
Theo Điều 23 Nghị định 88/2019/NĐ-CP, có quy định cụ thể về việc xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động ngoại hối như sau:
Phạt cảnh cáo
Những hành vi mua bán ngoại tệ sau đây sẽ bị xử phạt cảnh cáo. Cụ thể:
- Mua bán ngoại tệ giữa các cá nhân với nhau mà ngoại tệ mua, bán có giá trị dưới 1000 USD (hoặc những ngoại tệ khác có giá trị tương đương).
- Mua bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu mua ngoại tệ có giá trị dưới 1000 USD hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương.
- Thanh toán tiền hàng, dịch vụ bằng các loại ngoại tệ có giá trị dưới 1000 USD hoặc ngoại tệ có giá trị khác tương đương không đúng quy định pháp luật.
Phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng
- Thực hiện mua bán ngoại tệ giữa các cá nhân với nhau mà ngoại tệ có giá trị từ 1000 – dưới 10.000 USD hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương.
- Thực hiện mua bán ngoại tệ giữa các cá nhân với nhau mà ngoại tệ mua bán có giá trị dưới 1000USD hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương trong trường hợp vi phạm hoặc tái phạm nhiều lần.
- Thanh toán tiền dịch vụ, hàng hóa bằng ngoại tệ có giá trị từ 1000 – 10.000 USD không đúng quy định pháp luật.
- Thanh toán tiền dịch vụ, hàng hóa bằng ngoại tệ có giá trị dưới 1.000 USD hoặc ngoại tệ có giá trị tương đương không đúng quy định pháp luật trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần.
Phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng
Những hành vi mua bán ngoại tệ sau đây sẽ bị phạt tài chính từ 20 – 30 triệu đồng, cụ thể:
- Mua bán ngoại tệ giữa các cá nhân với nhau mà ngoại tệ mua bán có giá từ 10.000 – dưới 100.000 USD Mỹ, hoặc ngoại tệ có giá trị tương đương.
- Mua bán ngoại tệ tại các tổ chức không được phép thu ngoại tệ, mà ngoại tệ mua bán có giá trị từ 10.000 USD – dưới 100.000 USD Mỹ, hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương.
- Thanh toán tiền dịch vụ, hàng hóa bằng ngoại tệ có giá trị từ 10.000 USD – dưới 100.000 USD Mỹ không đúng quy định pháp luật.
- Mua bán ngoại tệ không đúng với tỷ giá quy định của Ngân hàng Nhà nước, trừ những trường hợp quy định tại điểm Đ và điểm M tại khoản 4 điều 23 Nghị định 88/2019/NĐ-CP và thu phí giao dịch ngoại tệ không đúng quy định pháp luật.
Phạt tiền từ 30 – 50 triệu đồng
Giao dịch, định giá, báo giá và ghi giá trong các thỏa thuận, hợp đồng, niêm yết, quảng cáo, giá dịch vụ, hàng hóa, quyền sử dụng đất và những hình thức tương tự khác (bao gồm cả quy đổi hoặc việc điều chỉnh hàng hóa, dịch vụ và giá trị của thỏa thuận, hợp đồng) bằng ngoại tệ không đúng với quy định pháp luật.
Phạt tiền từ 80 – 100 triệu đồng
Phạt tiền từ 80 – 100 triệu đồng trong những trường hợp vi phạm sau:
- Mua bán ngoại tệ giữa các cá nhân với nhau mà ngoại tệ mua bán có giá trị từ 100.000 USD trở lên hoặc những ngoại tệ khác có giá trị tương đương;
- Mua bán ngoại tệ tại những tổ chức không được phép thu đối với ngoại tệ mua bán có giá trị tương đương khác;
- Thanh toán tiền dịch vụ, hàng hóa bằng ngoại tệ có giá trị từ 100.000 USD trở lên hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương không đúng với quy định pháp luật.
Phạt tiền từ 100 – 150 triệu đồng
Không bán ngoại tệ thu được cho những tổ chức tín dụng theo quy định pháp luật, trừ những trường hợp quy định tại điểm b khoản 5 Điều 23 Nghị định 88/2019/NĐ-CP.
Phạt tiền từ 150 – 200 triệu đồng
Nếu thực hiện giao dịch ngoại tệ giữa các tổ chức tín dụng với nhau hoặc tổ chức tín dụng với khách hàng không đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước, trừ trường hợp đã được quy định tại điểm a khoản 8, Điều 23 của Nghị định 88/2019/NĐ-CP.
Như vậy TopCV đã gửi đến bạn đọc những thông tin về ngoại tệ là gì và những lưu ý khi kinh doanh ngoại tệ. Nếu bạn vẫn còn băn khoăn và thắc mắc về vấn đề nào, hãy để lại comment dưới bài viết này để được chúng tôi hỗ trợ giải đáp nhé!
>>> Xem thêm: Quỹ Mở Là Gì? Có Nên Đầu Tư Quỹ Mở Không?