ESTP là gì? Khám phá tính cách và công việc phù hợp với nhóm ESTP

ESTP là gì? Khám phá tính cách và công việc phù hợp với nhóm ESTP

Chia sẻ kinh nghiệm

ESTP là gì? Nhóm tính cách này có những đặc trưng ra sao và đâu là công việc phù hợp với họ. Hãy cùng Viecnganhang khám phá ngay qua bài viết sau đây!

ESTP là gì?

ESTP chỉ những người thuộc nhóm “nhà thực thi” hay “người năng động”. Tức là nhóm tính cách này rất giỏi thực hiện các dự án hay giải quyết vấn đề. Họ không ngại đối mặt với khó khăn hay rủi ro. Trái lại, nhiệm vụ càng thách thức càng có ý nghĩa tạo động lực to lớn đối với nhóm này. Theo David Keirsey (nhà khoa học nghiên cứu ra trắc nghiệm tính cách MBTI) cho biết, hiện có khoảng 4 – 10% dân số thế giới thuộc nhóm tính cách này.   

Đặc điểm của nhóm tính cách ESTP là gì?

ESTP được cấu thành bởi 4 yếu tố: E (Extraversion), S (Sensing), T (Thinking), P (Perception). Vì vậy, đặc điểm tính cách của nhóm ESTP là sự tổng hòa của:

Các yếu tố tạo nên đặc điểm nhóm ESTP
ESTP được cấu thành bởi 4 yếu tố: Extraversion, Sensing, Thinking, Perception
  • Extraversion (Hướng ngoại): Ưa thích các hoạt động tập thể cho phép giao lưu và trò chuyện với đám đông. Cảm giác được nạp năng lượng sau mỗi cuộc trò chuyện hay tiếp xúc với những người xung quanh.
  • Sensing (Cảm nhận): Dùng cảm nhận về các chi tiết, sự kiện diễn ra trước mắt để nhận định vấn đề. Ít quan tâm đến những chuyện xa vời, khó nắm bắt.
  • Thinking (Suy nghĩ): Luôn nghe theo lý trí khi đưa ra quyết định. Ít để các yếu tố cảm xúc chi phối đến hành động của bản thân.
  • Perception (Nhận thức): Không nóng vội, luôn nhìn nhận vấn đề một cách sâu sắc và linh hoạt. Hướng tới việc tìm hiểu nguồn cội, gốc rễ của vấn đề thay vì đánh giá một cách nông cạn, hời hợt. 

Công việc phù hợp với nhóm tính cách ESTP là gì?

Với những đặc trưng về tính cách như trên, các công việc phù hợp với người thuộc nhóm ESTP là gì? Trước khi đến với top 8 các công việc phù hợp, hãy cùng tìm hiểu những tiêu chí lựa chọn công việc cho nhóm này. 

Tìm kiếm công việc phù hợp
Công việc phù hợp với nhóm tính cách ESTP là gì?

Tiêu chí lựa chọn công việc

Do là người có khả năng thực hành tốt, không ngại đối mặt với các rủi ro và khó khăn nên nhóm ESTP có khá nhiều lựa chọn trong công việc. Tuy nhiên, những công việc có tính chất sau sẽ giúp nhóm tính cách này phát huy tối đa khả năng của mình:

  • Có tính thú vị, mới lạ, cho dù kém ổn định và nhiều rủi ro hơn các ngành nghề khác.
  • Yêu cầu phải ra quyết định nhanh, quyết đoán.
  • Có kết quả ngay hoặc có thể nhìn thấy kết quả trong thời gian ngắn.
  • Cần liên kết, kết nối mọi người trong một tổ chức lại với nhau.
  • Được trao quyền ra quyết định độc lập, tôn trọng quan điểm và ý kiến của nhân viên.
  • Cho phép vận động thường xuyên thay vì chỉ ngồi yên một chỗ.
  • Cho phép giao tiếp, trao đổi thường xuyên với đồng nghiệp, đối tác,…
  • Không quá nguyên tắc, gò bó.
  • Có sự ghi nhận, tuyên dương thành tích xứng đáng.

Tìm hiểu thêm: Hướng Dẫn Viết CV Xin Việc Ngân Hàng Và Các Mẫu CV Tham Khảo

Danh sách công việc phù hợp

8 công việc sau đây sẽ giải đáp cho câu hỏi: “Công việc phù hợp với nhóm tính cách ESTP là gì?

Tìm công việc phù hợp với tính cách
Danh sách 8 công việc phù hợp với nhóm tính cách ESTP

Quân đội

Ngành quân đội được chia làm nhiều nhánh nhỏ như: Hải quân, Phòng không – Không quân, Lục quân, Đặc công,… Quân đội là ngành nổi tiếng với tính kỷ luật và nghiêm khắc. Tuy nhiên đây cũng là ngành rèn luyện ý chí, phản xạ và khả năng đối phó với các tình huống khẩn cấp rất tốt. Vì vậy nếu hỏi ngành phù hợp với nhóm ESTP là gì thì quân đội sẽ là gợi ý đầu tiên.

Cảnh sát

Tương tự như quân đội, ngành cảnh sát cũng được chia thành nhiều lĩnh vực khác nhau như: Giao thông, Phòng cháy – Chữa cháy, Phòng chống ma túy, Tình báo,… Cảnh sát được đào tạo để phòng ngừa, phát hiện và đấu tranh chống tội phạm, quản lý về an ninh trật tự tại các khu vực, địa điểm được phân công. 

Trong đa số trường hợp, cảnh sát phải là người chấp nhận rủi ro cao, nhận định tình hình nhạy bén và ra quyết định nhanh chóng. Vì vậy trở thành cảnh sát là lựa chọn rất phù hợp đối với những người thuộc nhóm ESTP.

Truyền thông marketing

Truyền thông marketing là bộ phận phụ trách quảng bá thương hiệu sản phẩm và doanh nghiệp đến khách hàng. 

Công việc truyền thông marketing
Truyền thông marketing giúp thương hiệu sản phẩm được quảng bá rộng rãi

Nhân viên truyền thông marketing cần thực hiện các công việc như: Nghiên cứu thị trường, lên kế hoạch và triển khai các chiến dịch quảng cáo sản phẩm, quản lý các kênh truyền thông của doanh nghiệp, giải quyết khủng hoảng truyền thông,… 

Người làm truyền thông marketing cần có sự nhanh nhạy với các xu hướng tiêu dùng và các hình thức quảng cáo mới trên thị trường. Đồng thời phải có khả năng ra quyết định nhanh chóng trong các trường hợp đối mặt với khủng hoảng truyền thông. Vì vậy, công việc này sẽ tạo điều kiện tốt để nhóm ESTP khẳng định năng lực.

>>Tìm hiểu thêm: Marketing Nên Học Trường Nào Uy Tín? Những Chuyên Ngành Marketing?

Tư vấn tài chính

Là những người nắm được các xu hướng, quy luật tài chính. Họ sẽ tư vấn cho các cá nhân và doanh nghiệp về cách sử dụng nguồn tiền sao cho thông minh nhất. Mục đích là tránh tối đa các rủi ro và nhanh chóng thu về lợi nhuận. Vị trí nhân viên tư vấn tài chính thường được bắt gặp trong các ngân hàng, các tổ chức tài chính hoặc các doanh nghiệp lớn.

Để làm nghề tư vấn tài chính, bạn cần có tư duy cực kỳ logic và nhanh nhạy với thị trường. Các nhận định bạn đưa ra phải dựa trên phân tích số liệu rõ ràng. Tuyệt đối không nên để cảm xúc chi phối đến ý định đầu tư, vay vốn,… Ngoài ra, bạn cũng cần có sự quyết đoán nhất định để kịp thời nắm bắt những thời cơ tốt trên thị trường.

>> Tìm hiểu thêm: Chuyên Viên Tư Vấn Ngân Hàng Là Gì? Mô Tả Công Việc Chi Tiết

Công việc ngành tài chính
Tư vấn tài chính đòi hỏi tư duy cực kỳ logic và nhanh nhạy với thị trường

Chăm sóc khách hàng

Phụ trách tư vấn cho khách hàng về tính năng của sản phẩm/dịch vụ. Chăm sóc khách hàng đóng vai trò trực tiếp giúp thúc đẩy nhu cầu mua hàng và trải nghiệm của khách hàng. Chăm sóc khách hàng đòi hỏi sự khéo léo trong giao tiếp, sự tận tâm và có hiểu biết trong một lĩnh vực nhất định.

>> Tìm hiểu thêm: Công Việc Trong Ngân Hàng Của Nhân Viên Chăm Sóc Khách Hàng Là Gì?

Huấn luyện viên thể hình (PT)

Là những người hướng dẫn, trực tiếp hỗ trợ những khách hàng có nhu cầu tập thể hình nhằm cải thiện vóc dáng và sức khỏe. Công việc chính của một huấn luyện viên thể hình là:

  • Đưa ra chế độ luyện tập phù hợp với nhu cầu của học viên.
  • Hướng dẫn cách tập luyện phù hợp với những dụng cụ trong phòng tập.
  • Theo dõi, hướng dẫn chế độ ăn uống để có được kết quả tập luyện tốt nhất. 

Huấn luyện viên thể hình chủ yếu làm việc tại các trung tâm tập gym hay một số trung tâm thể hình khác.

Huấn luyện viên thể dục, thể thao

Là những người phụ trách đào tạo, chuẩn bị cho người tập về mặt thể lực, kỹ năng thi đấu để sẵn sàng đạt các thành tích cao trong những cuộc thi về thể dục, thể thao. 

Huấn luyện viên dạy bơi
Huấn luyện viên thể dục thể thao cũng có khá nhiều lựa chọn công việc

Những huấn luyện viên thể thao có thể  kiêm nhiệm các công việc:

  • Huấn luyện đội tuyển thể dục thể thao các cấp từ cơ sở đến quốc gia.
  • Giáo viên thể dục tại các trường học hoặc trung tâm đào tạo thể chất.
  • Cán bộ tổ chức các cuộc thi thể thao các cấp.
  • Làm trọng tài các giải đấu thể thao theo lĩnh vực chuyên môn.
  • Làm PT tại các trung tâm thể hình.

Vận động viên thể thao

Chuyên tập luyện, nâng cao thể lực, kỹ năng để tham gia các đấu trường thể thao. Vận động viên thể thao có rất nhiều lĩnh vực để lựa chọn

  • Bơi lội
  • Điền kinh
  • Thể dục dụng cụ
  • Bóng rổ
  • Bóng chuyền
  • Bóng bàn
  • Bóng ném
  • Cờ vua,…

Tuy sự nghiệp của vận động viên thể thao có thời gian ngắn (thường kết thúc ở khoảng 30 – 35 tuổi). Nhưng sau đó, bạn có rất nhiều lựa chọn công việc khác như: Trở thành huấn luyện viên, chủ tịch câu lạc bộ thể thao, mở trung tâm đào tạo thể dục thể thao, tham gia vào tổ chức, điều hành, trọng tài các cuộc thi thể thao,…

Ưu nhược điểm của nhóm tính cách ESTP trong công việc là gì?

Để đạt được thành công, bạn cần biết điểm mạnh, điểm yếu trong công việc của nhóm tính cách ESTP là gì?

Điểm mạnh và điểm yếu
Ưu nhược điểm của nhóm tính cách ESTP trong công việc là gì?

Ưu điểm của ESTP trong công việc

  • Nhiệt huyết, hết mình trong công việc.
  • Thẳng thắn, trung thực. Không ưa vòng vo, nịnh bợ.
  • Biết quan sát, luôn hướng đến việc nhìn nhận bản chất vấn đề. Không đánh giá vấn đề một cách nông cạn, sốc nổi. 
  • Sáng tạo, thích thử thách những hướng đi mới, giải pháp mới.
  • Rất thiết thực, không viển vông hay quá cảm xúc. Chỉ quan tâm đến những ý nghĩa, ứng dụng thực tế có thể thực hiện.
  • Kỹ năng giao tiếp tốt. Có khả năng kết nối, dẫn dắt mọi người một cách tự nhiên, thuyết phục.

Nhược điểm của ESTP trong công việc

Bên cạnh những ưu điểm kể trên, nhược điểm trong công việc của nhóm ESTP là gì?

  • Đôi khi coi thường quy tắc, kỷ luật, làm việc tùy hứng.
  • Không bận tâm đến rủi ro. Luôn chấp nhận thử sức với các nhiệm vụ quá thử thách.
  • Khó hiểu và ghi nhớ các nội dung lý thuyết. Đôi khi chấp nhận bỏ qua các nguyên tắc lý thuyết để bắt đầu ngay vào việc thực hành.
  • Thiếu kiên nhẫn, luôn muốn kết quả phải trông thấy ngay trước mắt.
  • Thiếu tinh tế, nhạy cảm.
  • Thiếu sự nhìn xa trông rộng.
Nóng vội trong công việc
Nhược điểm của nhóm ESTP chủ yếu là nóng vội, thiếu kỷ luật

Bí quyết thành công của nhóm ESTP là gì?

Từ những ưu và nhược điểm trên, bí quyết thành công rút ra cho nhóm ESTP là gì? 

  • Cho phép bản thân bộc lộ cảm xúc của mình. Dù có khả năng giao tiếp tốt, bạn vẫn cần bộc lộ cảm xúc nhiều hơn để kết nối sâu sắc hơn với những người xung quanh.
  • Tích cực đưa ra các quan điểm, đánh giá cá nhân. Vì là người có trực giác nhạy bén và khả năng suy nghĩ thấu đáo, cách nhìn nhận của bạn rất đặc biệt và có giá trị. Đừng ngại việc chia sẻ một cách thẳng thắn có thể gây mất lòng người khác. Những người tài giỏi thực sự sẽ hiểu bạn đang đóng góp với tinh thần tích cực và không để tâm sự thẳng thắn, bộc trực của bạn.
  • Rèn luyện tính kỷ luật, buộc bản thân phải tuân theo một quy chuẩn nhất định. 
  • Đặt giới hạn cho việc thử thách bản thân. Việc bước ra khỏi vùng an toàn và thực hiện các nhiệm vụ thử thách hơn là tốt. Nhưng nếu làm việc trong tập thể, bạn cần biết cân đối “đam mê” thử thách của mình với sự ổn định, an toàn của tập thể.
  • Hướng đến các mục tiêu lâu dài hơn. Không nên chỉ chăm chú vào các kết quả ngắn hạn, cần biết kiên trì để đạt được các mục tiêu lớn trong tương lai.

Như vậy, bài viết đã cung cấp đầy đủ những thông tin về ESTP là gì? Đặc điểm, công việc phù hợp và bí quyết thành công của nhóm ESTP ra sao. Hiện nay, việc thực hiện trắc nghiệm tính cách MBTI đang trở thành xu hướng hướng nghiệp phổ biến trên toàn thế giới. Vậy nên, bạn hoàn toàn có thể căn cứ vào kết quả phân tích nhóm tính cách của mình qua trắc nghiệm này để chọn ngành, chọn nghề. Cuối cùng, đừng quên truy cập TopCV để tìm hiểu thêm những thông tin về ngành nghề và ứng tuyển những vị trí hấp dẫn hàng đầu thị trường. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *