Chuyên viên xử lý nợ là một vị trí được xem là “khó nhằn” tại các ngân hàng, công ty tài chính. Vậy, chuyên viên xử lý nợ là gì? Sự thật về công việc này như thế nào. Bài viết dưới đây của Vieclamnganhang sẽ giải đáp giúp bạn.
Chuyên viên xử lý nợ là gì?
Chuyên viên xử lý nợ (nhân viên xử lý nợ) là một vị trí thường xuất hiện ở trong các tổ chức tài chính, phổ biến sẽ là ngân hàng hoặc các doanh nghiệp tài chính trên thị trường. Vị trí này sẽ đóng vai trò quản lý thông tin của những khách hàng có nợ xấu, sử dụng một số biện pháp nghiệp vụ để thực hiện đốc thúc khách hàng hoàn trả lại tiền cho tổ chức.
Nhiều người thường lầm tưởng nhân viên xử lý nợ sẽ giống như “dân đòi nợ thuê”. Tuy vậy về bản chất thì vị trí nhân viên xử lý nợ sẽ là sự thích hợp giữa nhân viên pháp lý và telesale để thực hiện được mục đích trong công việc của họ. Điều này có nghĩa là các nhân viên xử lý nợ sẽ sẵn sàng chịu trách nhiệm trước pháp luật về công việc của họ.
Tìm hiểu thêm: Chuyên Viên Phân Tích Rủi Ro Back Office Ngân Hàng – Họ Là Ai?
Chuyên viên xử lý nợ là làm gì?
Để biết các kỹ năng của chuyên viên xử lý nợ cần có thì bạn cần phải biết công việc hàng ngày của vị trí này như thế nào. Dưới đây là một số nhiệm vụ phổ biến mà vị trí nhân viên xử lý nợ sẽ phải thực hiện:
Quản lý hồ sơ khách hàng
Để có thể thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến xử lý công nợ, nợ xấu thì vị trí này cần:
- Thực hiện tiếp nhận các thông tin hoặc hồ sơ vay của khách hàng đang có nợ xấu.
- Kiểm tra các thông tin liên quan đến gia hạn nợ, phân loại các khoản nợ cũng như thực hiện điều chỉnh các điều khoản hợp đồng theo quy định.
- Cập nhật các thông tin liên quan đến khách hàng và lịch sử cuộc gọi trong quá trình lên hệ thống của tổ chức.
- Xử lý các công nợ trong phạm vi công việc được giao, báo cáo định kỳ cho quản lý trực tiếp.
Tìm hiểu thêm: Nhân viên dịch vụ khách hàng tiền vay và những kỹ năng cần có
Thực hiện xử lý nợ của khách hàng
Đây sẽ là nhiệm vụ chính của vị trí viên xử lý nợ. Với nhiệm vụ này họ sẽ cần:
- Thông qua các thông tin hồ sơ, tìm hiểu về nguyên nhân vì sao các khoản nợ của khách hàng quá hạn.
- Đưa ra các đề xuất và biện pháp để giải quyết khoản vay cũng như hợp đồng của khách hàng.
- Lên các kế hoạch và phương án để thu hồi nợ cụ thể. Lập các tiêu chuẩn liên quan đến thu hồi cũng như xử lý nợ xấu cho tổ chức.
- Tiến hành thực hiện các nghiệp vụ chuyên môn để đôn đốc và yêu cầu khách hàng thanh toán nợ.
- Phối hợp cùng bộ phận phát chế để đưa ra những thủ tục pháp lý cần thiết trong quá trình thực hiện thu hồi nợ từ khách hàng.
- Làm việc với các cơ quan pháp luật để tiến hành những biện pháp cứng rắn như khởi tố, tố giác khách hàng khi quá trình đòi nợ thông thường không thành công.
Tìm hiểu thêm: Nhân viên thẩm định hồ sơ vay là gì và công việc như thế nào?
Kỹ năng cần có để làm chuyên viên xử lý nợ
Gửi những nhiệm vụ ở trên thì bạn cũng thời gian bị chính chuyên viên xử lý nợ sẽ cần phải có các kỹ năng công việc hỗ trợ. Dưới đây sẽ là một số kỹ năng mà bạn nên lưu ý để có thể làm việc tại vị trí này:
Khả năng đọc – xử lý thông tin
Đây là kỹ năng đầu tiên mà bạn cần phải có để thực hiện xử lý nợ cho tổ chức của mình. Bạn cần phải hiểu được cách dữ liệu được cung cấp và xử lý chúng để lên được kế hoạch cụ thể cho quá trình hồi nợ. Đây cũng chính là bước đầu tiên trong quá trình thực hiện xử lý nợ của tổ chức.
Có kiến thức tốt về pháp luật
Sử dụng pháp luật và điều cần thiết khi quá trình xử lý các khoản vay bằng biện pháp khác không có hiệu quả. Lúc này, nhân viên xử lý nợ sẽ là người đại diện pháp luật cho tổ chức tham gia vào quá trình tố tụng và xử lý nợ xấu tại cơ quan chức năng. Do đó một chuyên viên xử lý nợ sẽ cần phải có kiến thức pháp luật tốt.
Một số yêu cầu khác của vị trí này
Bên cạnh hai yếu tố chính ở trên thì để trở thành một chuyên viên xử lý nợ, bạn cũng cần phải có những kỹ năng sau:
- Có khả năng đàm phán và thương lượng, thuyết phục linh hoạt để giúp quá trình thu hồi nợ tiết kiệm được thời gian, công sức và hiệu quả hơn.
- Nắm bắt được tâm lý khách hàng tốt để có thể giúp họ giải quyết được những vấn đề không mắc trong quá trình thanh toán khoản vay trước đó.
- Có sự kiên trì và chịu đựng được những áp lực công việc liên quan trong quá trình xử lý nợ.
Tìm hiểu thêm: 7 Kỹ Năng Giao Tiếp Cơ Bản Của Giao Dịch Viên Ngân Hàng
Hy vọng với những chia sẻ kinh nghiệm bài viết này, bạn sẽ hiểu hơn về vị trí chuyên viên xử lý nợ là gì và công việc như thế nào. Bên cạnh đó, nếu bạn đang tìm kiếm những cơ hội việc làm liên quan đến tài chính ngân hàng, hãy truy cập vào TopCV. Nền tảng này đang có rất nhiều tin tuyển dụng hấp dẫn đang chờ bạn khám phá.