Tổng hợp những thông tin bạn cần biết về công ty tài chính

Tổng hợp những thông tin bạn cần biết về công ty tài chính

Chia sẻ kinh nghiệm

Bên cạnh các hệ thống ngân hàng thì những công ty tài chính đang dần hình thành và được nhiều khách hàng lựa chọn khi có nhu cầu liên quan. Hãy cùng Vieclamnganhang tìm hiểu về mô hình công ty này là như thế nào nhé.

Công ty tài chính là gì?

Công ty tài chính là tổ chức tín dụng phi ngân hàng, có chức năng sử dụng vốn tự có, vốn huy động, các nguồn vốn khác để cung cấp những dịch vụ tài chính, tiền tệ, tín dụng theo quy định pháp luật. Khái niệm về các doanh nghiệp tài chính cũng được quy định tại “Luật tổ chức tín dụng – bổ sung sửa đổi năm 2017”. Tóm tắt như sau:

“Tổ chức tín dụng phi ngân hàng được thực hình một/một số hoạt động ngân hàng theo quy định, trừ những hoạt động liên quan đến tiền gửi cá nhân, cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản ngân hàng. Các tổ chức tín dụng phi ngân hàng sẽ bao gồm công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và loại hình tín dụng phi ngân hàng khác.”

cong-ty-tai-chinh-topcv-1
Công ty tài chính là những tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Đặc điểm công ty tài chính như thế nào?

Để hiểu về doanh nghiệp tài chính như thế nào, hãy tìm hiểu về đặc điểm của loại hình doanh nghiệp này. Bao gồm:

Loại hình tổ chức

Đối với doanh nghiệp tài chính sẽ có những loại hình tổ chức sau:

  • Doanh nghiệp tài chính Nhà nước: Nhà nước đầu tư vốn, thành lập, tổ chức, quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh.
  • Doanh nghiệp tài chính cổ phần: Do các cá nhân, tổ chức cùng góp vốn thành lập theo quy định nhà nước. Hoạt động theo dạng công ty cổ phần.
  • Công ty tài chính trực thuộc tổ chức tín dụng: Là doanh nghiệp do Tổ chức tín dụng thành lập bằng vốn tự có theo quy định pháp luật, hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân.
  • Doanh nghiệp tài chính liên doanh: Được thành lập bằng việc góp vốn của tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam và tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài, kết hợp dựa trên hợp đồng liên doanh.
  • Doanh nghiệp tài chính vốn nước ngoài 100%: Được thành lập bằng 100% vốn từ tổ chức tín dụng nước ngoài, theo quy định pháp luật Việt Nam.

Tìm hiểu thêm: Học ngành tài chính ngân hàng ra trường làm gì?

Mức vốn pháp định

So sánh với ngân hàng, các doanh nghiệp tài chính sẽ có mức vốn pháp định thấp hơn. Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu mà doanh nghiệp tài chính cần có để thành lập công ty. Đối với các tổ chức tín dụng, theo quy định tại Nghị định 86/2019/NĐ-CP, mức vốn pháp định cụ thể như sau:

  • Công ty tài chính: 500 tỷ đồng.
  • Công ty cho thuê tài chính: Tối thiểu 150 tỷ đồng.
  • Tổ chức tài chính vi mô: Tối thiểu 05 tỷ đồng.
  • Quỹ tín dụng nhân dân, hoạt động trên địa bàn xã, thị trấn: Tối thiểu 0.5 tỷ đồng.
  • Quỹ tín dụng nhân dân, hoạt động trên địa bàn 1 phường, địa bàn liên xã, liên phường, liên xã phường: Tối thiểu 01 tỷ đồng.
cong-ty-tai-chinh-topcv-2
Mức vốn pháp định của doanh nghiệp tài chính tùy thuộc vào loại hình kinh doanh

Thời gian hoạt động

Mỗi doanh nghiệp tài chính chỉ được đăng ký thời gian hoạt động tối đa 50 năm kể từ ngày thành lập. Sau thời gian này, nếu muốn gia hạn thêm sẽ cần phải được Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam chấp thuận. Mỗi lần gia hạn thêm không được quá 50 năm.

Những hoạt động của công ty tài chính

Mỗi công ty tài chính sẽ có những hoạt động kinh doanh khác nhau. Tuy vậy, nhìn chung sẽ bao gồm một số hoạt động chính như sau:

Hoạt động cho vay

Các doanh nghiệp tài chính sẽ được kinh doanh hoạt động cho vay dưới những hình thức sau:

  • Cho vay dài hạn, ngắn hạn, trung hạn, theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và đúng quy định pháp luật.
  • Các hình thức cho vay tiêu dùng, vay trả góp.
  • Vay theo ủy thác của Chính Phủ, các cá nhân, tổ chức trong – ngoài nước.
  • Hoạt động chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố trái phiếu, thương phiếu và các loại giấy tờ khác.

Huy động vốn

Các doanh nghiệp tài chính cũng là một trong những đơn vị cung cấp hoạt động huy động vốn cho những doanh nghiệp, tổ chức khác. Ví dụ như:

  • Nhận tiền gửi liên quan đến vốn của các cá nhân, tổ chức với kỳ hạn từ 1 năm trở lên, đảm bảo theo quy định ban hành của Ngân hàng nhà nước.
  • Phát hành các trái phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, các giấy tờ có giá trị khác để huy động vốn.
  • Tiếp nhận nguồn vốn ủy thác từ các cá nhân, tổ chức, chính phủ.
  • Vay vốn các tổ chức tín dụng, tài chính khác.

Tìm hiểu thêm: Ngành tài chính ngân hàng có dễ xin việc làm không?

Những hoạt động khác

Bên cạnh 2 hoạt động chính ở trên, doanh nghiệp tài chính cũng có những hoạt động kinh doanh khác như sau:

  • Hoạt động bảo lãnh vay vốn, thanh toán, dự thầu, thực hiện hợp đồng, đảm bảo chất lượng sản phẩm, đối ứng, xác nhận bảo lãnh,…
  • Hoạt động góp vốn mua cổ phần của các doanh nghiệp khác.
  • Tham gia vào thị trường tiền tệ, đầu tư, kinh doanh vàng, dịch vụ kiều hối,…
cong-ty-tai-chinh-topcv-3
Doanh nghiệp tài chính có nhiều hoạt động kinh doanh khác nhau

Hy vọng bạn sẽ hiểu về công ty tài chính là gì và những vấn đề xung quanh loại hình kinh doanh này qua bài viết chia sẻ kinh nghiệm ở trên. Bên cạnh đó, nếu bạn đang có nhu cầu tìm kiếm việc làm liên quan đến tài chính ngân hàng, hãy truy cập vào TopCV để có thể tiếp cận với các tin tuyển dụng hấp dẫn hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *