Tài chính ngân hàng luôn là ngành học được nhiều bạn thí sinh lựa chọn. Để học tài chính ngân hàng thi khối nào? Nên học trường nào? Dưới đây hãy cùng vieclamnganhang đi tìm lời giải đáp trong bài viết này nhé!
Ngành tài chính ngân hàng là gì ?
Tài chính ngân hàng là ngành học về các vấn đề liên quan đến giao dịch và kinh tiền tệ. Hoặc có thể hiểu ngành tài chính ngân hàng là hoạt động kinh doanh biệt lập thông qua các công cụ tài chính của ngân hàng để thực hiện các giao dịch tài chính.
Những lĩnh vực quan trong liên quan đến tài chính có thể kể đến như: tài chính thuế, tài chính doanh nghiệp, các vấn đề cần đến công cụ tài chính, lưu thông vận hành tiền tệ,…
Học ngành tài chính ngân hàng các bạn sẽ được trang bị cho mình các kiến thức về lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng, quản trị tín dụng. Bên cạnh đó, ngành học cũng bổ sung các kiến thức về quản trị, quản trị ngân hàng,… Kiến thức về các công cụ giúp quản lý rủi ro hiệu quả và quy trình hoạt động tài chính, kế toán thuế, bảo hiểm ngân hàng,…
Tài chính ngân hàng thi khối nào?
Đối với ngành tài chính ngân hàng các bạn có thể chọn thi khối A hoặc khối D hoặc khối C.
Hiện nay, các trường đại học cao đẳng có đào tạo chuyên ngành tài chính ngân hàng sẽ được xét tuyển tối đa 4 tổ hợp môn. Tuỳ thuộc vào từng hướng đào tạo của mỗi trường đại học cao đẳng mà lựa chọn 1 hoặc 2 hoặc 4 tổ hợp môn để xét tuyển. Cụ thể, tổ hợp môn xét tuyển đó là:
- A00: Toán – Lý – Hoá.
- A01: Toán – Lý – Tiếng Anh.
- D01: Toán – Văn – Tiếng Anh.
- D07: Toán – Hóa- Tiếng Anh.
- D09: Toán – sử – Tiếng Anh.
- D10: Toán – Địa – Tiếng Anh.
- D11: Văn – Lý – Tiếng Anh.
- D90: Toán – KHTN – Tiếng Anh.
- D96: Toán – KHXH – Tiếng Anh.
- C01: Văn – Toán – Lý.
- C02: Văn – Toán – Hoá.
- C04: Văn – Toán – Địa lý.
- C14: Văn – Toán – GDCD
Với việc xét tuyển đa dạng tổ hợp môn thi ở các khối A, D hoặc C mà các thí sinh có nhiều lựa chọn môn thi phù hợp với năng lực của mình. Ngoài việc dựa vào điểm thi của kỳ thi THPT quốc gia thì một số trường đại học cao đẳng cũng sử dụng phương pháp xét tuyển qua học bạ. Cụ thể, trường sẽ xét dựa trên điểm 3 năm học THPT, điểm của một số môn trong các kỳ học tại THPT hoặc điểm của năm lớp 12.
Điểm đỗ ngành tài chính ngân hàng có cao không?
Ngành tài chính ngân hàng luôn là ngành thu hút các thí sinh lựa chọn bởi cơ hội việc làm rộng mở, có nhiều tiềm năng phát triển và mức thu nhập hấp dẫn. Do vậy, tài chính ngân hàng luôn nằm trong top các ngành có mức điểm đầu vào cao hơn so với các ngành khác. Tại một số trường đại học top đầu thì điểm đậu vào chuyên ngành tài chính ngân hàng khoảng 20-24 điểm, có những năm là 25-26 điểm. Đối với các trường thuộc top dưới thì điểm chuẩn từ 15-20 điểm tuỳ vào số lượng và cách thức tuyển sinh.
>>> Xem thêm: Học Ngành Tài Chính Ngân Hàng Có Dễ Xin Việc Không?
Nên học tài chính ngân hàng trường nào?
Sau khi xác định được tài chính ngân hàng thi khối nào bạn cần lựa chọn trường đại học có mức điểm xét tuyển và chương trình đào tạo phù hợp. Cùng với sự phát triển của ngành tài chính ngân hàng, hiện nay hầu hết các trường kinh tế đều có đào tạo chương trình này. Cụ thể phải nhắc đến các trường đào tạo hàng đầu như:
- Trường đại học xét tuyển ngành tài chính ngân hàng khu vực miền Bắc: Trường đại học Ngoại Thương, đại học kinh tế Quốc dân, đại học Thương Mại, học viện Ngân hàng, học viện Tài chính, đại học Hà Nội, đại học Công Đoàn, đại học Điện lực, đại học Công nghiệp Hà Nội, đại học kinh tế – Đại học quốc gia Hà Nội,…
- Các trường đại học xét tuyển ngành tài chính ngân hàng khu vực miền Nam: Trường đại học Ngoại Thương TP.HCM, đại học Kinh tế TP.HCM, đại học Công nghệ TP.HCM, đại học Tài chính – Marketing, đại học Sài Gòn, đại học Tôn Đức Thắng, đại học Kinh tế luật,…
Học tài chính ngân hàng sẽ làm nghề gì?
Khi học tài chính ngân hàng bạn sẽ được bổ sung các kiến thức ở nhiều lĩnh vực tài chính ngân hàng. Sau khi tốt nghiệp bạn có nhiều cơ hội việc làm ở các vị trí như:
- Nhân viên ngân hàng: Với lĩnh vực ngân hàng bạn có thể đảm nhiệm các vị trí như giao dịch viên, nhân viên tài chính, nhân viên tín dụng, nhân viên chăm sóc khách hàng,…
- Nhân viên tài chính – kế toán: Gồm các vị trí kế toán, chuyên viên thuế, chuyên viên phân tích tài chính,…
- Chuyên viên đầu tư: Gồm vị trí chuyên viên đầu tư, chuyên viên phân tích thị trường tài chính, chuyên viên quản lý tài sản,…
- Chuyên viên tư vấn tài chính: Sau khi ra trường bạn có thể đảm nhận các vị trí như chuyên viên tư vấn tài chính, chuyên viên tư vấn bảo hiểm,…
- Nhà nghiên cứu, giảng viên tài chính: Bạn cũng có thể lựa chọn các vị trí như giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng, nhà nghiên cứu,…
Các thông báo về việc làm tài chính ngân hàng bạn có thể tìm thấy tại các trang tuyển dụng như TopCV, vieclamnganhang.vn,… Tại đây bạn sẽ cập nhật được các thông tin tuyển dụng về lĩnh vực tài chính ngân hàng của các doanh nghiệp lớn nhỏ trên cả nước.
>>> Tham khảo bài viết: Mức Lương Tài Chính Ngân Hàng Mới Ra Trường Được Bao Nhiêu?
Trên đây là lời giải đáp của chuyên mục chia sẻ kinh nghiệm cho câu hỏi “tài chính ngân hàng thi khối nào?”. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn lựa chọn khối thi và trường đại học phù hợp với năng lực của mình.