Room tín dụng ngân hàng là yếu tố không còn xa lạ trong thời đại kinh tế ngày nay

Room tín dụng ngân hàng là gì? Những ảnh hưởng khi nới room tín dụng

Chia sẻ kinh nghiệm

Ngày nay, room tín dụng ngân hàng đã không còn là yếu tố xa lạ với những ai quan tâm tới các khoản vay, gói tín dụng tại tổ chức tài chính. Chi tiết hơn về thuật ngữ này, mời bạn cùng theo dõi ở bài viết thuộc chuyên mục chia sẻ kinh nghiệm của Vieclamnganhang.vn!

Room tín dụng ngân hàng là gì?

Trong lĩnh vực ngân hàng, room tín dụng là thuật ngữ chung được sử dụng để chỉ hạn mức hoặc giới hạn cho vay của mỗi ngân hàng. Vào thời điểm đầu năm, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiến hành công bố room tín dụng cho toàn ngành nhằm quy định về mức tăng trưởng tín dụng tối đa.

Chẳng hạn, vào năm 2011 – thời điểm nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng lạm phát cao đột biến, room tín dụng đã được triển khai để góp phần hạn chế cũng như ngăn ngừa lạm phát kéo dài. Từ đó, room tín dụng đã được áp dụng cho đến tận ngày nay.

Nhìn chung, tuỳ thuộc vào “sức khoẻ” tài chính của từng ngân hàng, bao gồm cả hiệu quả quản lý tín dụng cùng chất lượng tín dụng, Ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện phân phối tỷ lệ room tín dụng cho các Ngân hàng Thương mại trong nước phù hợp dựa trên mức tăng trưởng tín dụng của toàn bộ nền kinh tế.

Ví dụ: Nếu đầu năm 2023, hạn mức tăng trưởng tín dụng của ngân hàng T là 8%. Ngân hàng T có quy mô tín dụng là 50.000 tỷ VNĐ. Như vậy, trong năm 2023, ngân hàng T sẽ được cấp mức tín dụng tối đa là 50.000 tỷ VNĐ x 108% = 54.000 tỷ VNĐ.

Room tín dụng ngân hàng là giới hạn cho vay của mỗi ngân hàng
Room tín dụng ngân hàng là giới hạn cho vay của mỗi ngân hàng

Đừng bỏ lỡ: Thị trường liên ngân hàng là gì? Tổng hợp những thông tin cần biết.

Cách Nhà nước phân bổ room tín dụng

Tại Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước là tổ chức chịu trách nhiệm quản lý và điều hành hoạt động tài chính của mọi ngân hàng nằm trong hệ thống. Về vấn đề phân bổ room tín dụng, Ngân hàng Nhà nước cũng có quyền quy định và giám sát nhằm đảm bảo tính an toàn và ổn định của hệ thống tài chính.

Theo quy định hiện tại, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiến hành phân bổ room tín dụng cho các ngân hàng thuộc hệ thống dựa trên một số tiêu chí như tổng số tiền vốn, tình hình hoạt động kinh doanh, khả năng thanh toán/quản lý nợ, tỷ lệ nợ xấu v.vv.. của từng ngân hàng.

Ngoài ra, hạn mức room tín dụng được phân bổ cho mỗi ngân hàng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, tiêu biểu có thể kể đến chính là quy mô, phạm vi hoạt động, tình hình tài chính, số lượng khách hàng, hoạt động kinh doanh v.vv.. của các đơn vị.

Để đảm bảo tính công bằng và minh bạch nhất trong quá trình phân bổ room tín dụng, Ngân hàng Nhà nước sẽ công bố tiêu chí, quy định và hướng dẫn cho các ngân hàng. Ngoài ra, tổ chức này cũng thường xuyên tiến hành kiểm tra và đánh giá hoạt động tín dụng của mỗi ngân hàng để phát hiện và xử lý kịp thời rủi ro tài chính.

Tóm lại, việc phân bổ room tín dụng của Nhà nước đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc quản lý và điều hành hoạt động tài chính của các ngân hàng. Mọi tiêu chí và quy định được đưa ra đều nhằm mục đích đảm bảo sự công bằng, minh bạch trong phân bổ, giúp tăng cường tính ổn định, an toàn của hệ thống tài chính quốc gia.

Nhà nước phân bổ room tín dụng dựa trên nhiều tiêu chí của các ngân hàng
Nhà nước phân bổ room tín dụng dựa trên nhiều tiêu chí của các ngân hàng

Xem thêm: Chuyển khoản liên ngân hàng là gì? Chi phí và thời gian chuyển?.

Vì sao Ngân hàng Nhà nước phải quy định hạn mức room tín dụng?

Ngân hàng Nhà nước phải quy định hạn mức room tín dụng bởi 02 lý do. Thứ nhất là để đảm bảo kiểm soát tốc độ tăng tưởng tín dụng. Và thứ hai chính là đảm bảo kiểm soát chất lượng tín dụng của các ngân hàng trong hệ thống. Các mục tiêu phải luôn được tiến hành đồng thời cùng nhau. Cụ thể:

Đảm bảo kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng

Ở nước ta, trước khi Ngân hàng Nhà nước bắt đầu áp dụng hạn mức room tín dụng, tốc độ tăng trưởng tín dụng đã từng đạt tốc độ rất cao, lên tới 30 đến 35%. Tốc độ này vượt quá khả năng quản lý của hệ thống Ngân hàng Thương mại, gây nên nhiều hệ luỵ cho ngành tài chính cả nước (lạm phát, thiếu cân đối vốn, rủi ro thanh toán v.vv..).

Chính vì vậy, việc quy định room tín dụng trở thành vấn đề vô cùng cấp thiết, giúp xác định giới hạn an toàn với việc cấp tín dụng cho các ngân hàng, tránh làm ảnh hưởng đến tổng thể nền kinh tế quốc gia.

Nhà nước quy định hạn mức room tín dụng để kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng
Nhà nước quy định hạn mức room tín dụng để kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng

Đảm bảo kiểm soát chất lượng tín dụng của ngân hàng

Ngân hàng Nhà nước quy định về hạn mức room tín dụng để kiểm soát chất lượng tín dụng của các ngân hàng. Theo đó, một hạn mức phù hợp sẽ góp phần hỗ trợ ngân hàng duy trì quỹ tín dụng lành mạnh cũng như cân đối giữa khả năng cho vay với nhu cầu tín dụng.

Có thể nói, quản lý chất lượng tín dụng là việc làm giữ vai trò chủ đạo nhằm đảm bảo rằng mọi khoản vay được cấp cho cá nhân, tổ chức có khả năng trả nợ. Trong trường hợp công tác quản lý chất lượng tín dụng không được đảm bảo, nguy cơ nợ xấu sẽ tăng cao, gây ảnh hưởng trực tiếp tới uy tín và hoạt động của toàn bộ ngành ngân hàng.

Có thể bạn chưa biết: [CẢNH BẢO] Những dấu hiệu lừa đảo chuyển tiền quốc tế tinh vi.

Hết room tín dụng là gì?

Hết room tín dụng (tên gọi khác: cạn room tín dụng) xuất hiện tương đối phổ biến trong ngành ngân hàng. Theo đó, thuật ngữ này được sử dụng để chỉ việc một ngân hàng đã dùng hết giới hạn tín dụng được quy định trước đó bởi Ngân hàng Nhà nước và không còn khả năng tiếp tục cho vay.

Khi xảy ra tình trạng này, các cá nhân hoặc tổ chức có nhu cầu vay tiền ngân hàng sẽ phải đương đầu với rất nhiều khó khăn. Đồng thời, sự phát triển của ngân hàng cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Như đã đề cập ở phần trên, tỷ lệ phân bổ room tín dụng sẽ được Ngân hàng Nhà nước xác định dựa trên “sức khoẻ” tài chính và hiệu quả quản lý tín dụng của mỗi ngân hàng.

Trong trường hợp ngân hàng có tỷ lệ tăng trưởng tín dụng thấp hơn so với cùng kỳ năm trước đó hoặc thấp hơn so với các ngân hàng cùng hệ thống, điều này chứng tỏ rủi ro tài chính của ngân hàng này đã tăng cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh trong quá khứ.

Hết room tín dụng là việc một ngân hàng dùng hết giới hạn tín dụng được quy định
Hết room tín dụng là việc một ngân hàng dùng hết giới hạn tín dụng được quy định

Xem ngay: Hướng dẫn gia hạn bảo hiểm y tế chi tiết, dễ hiểu nhất.

Nới room tín dụng là gì?

Nếu một Ngân hàng Thương mại hết tín dụng, đơn vị ấy sẽ không thể tiếp tục cho khách hàng vay vốn. Lúc này, họ có thể yêu cầu Ngân hàng Nhà nước nới room tín dụng và việc làm này sẽ phụ thuộc phần lớn vào kết quả rà soát, kiểm tra của Ngân hàng Nhà nước. Trong trường hợp được chấp thuận, Ngân hàng Thương mại vẫn có thể cho khách hàng vay vốn vượt quá giới hạn tín dụng được quy định.

Như vậy, chúng ta có thể hiểu đơn giản rằng nới room tín dụng chính là việc Ngân hàng Nhà nước gia tăng mức giới hạn cho vay của các Ngân hàng Thương mại. Điều này được xem như một tín hiệu tích cực dành cho lĩnh vực chứng khoán, bất động sản v.vv.., mở ra cơ hội phát triển to lớn hơn và dần phục hồi sau giai đoạn lợi nhuận suy thoái.

Tuy nhiên trên thực tế, không phải bất cứ Ngân hàng Thương mại nào cũng được nới hạn mức tín dụng với hạn mức như nhau. Thay vào đó, Ngân hàng Nhà nước sẽ phân bổ room tín dụng dựa trên một số yếu tố về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR), năng lực quản trị rủi ro trên tiêu chuẩn Basel II, Basel III v.vv..

Cũng bởi lý do này nên những ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn cùng chiến lược quản lý rủi ro hiệu quả như TP Bank, MB Bank, Techcombank, Vietcombank v.vv.. thường được Ngân hàng Nhà nước cấp hạn mức tín dụng cao hơn các đơn vị khác để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng.

Xem thêm: Room tín dụng nghĩa là gì? Nới Room tín dụng và bất động sản?

Nới room tín dụng là việc Nhà nước gia tăng hạn mức cho vay tại các ngân hàng
Nới room tín dụng là việc Nhà nước gia tăng hạn mức cho vay tại các ngân hàng

Ảnh hưởng của việc nới room tín dụng ngân hàng

Việc Ngân hàng Nhà nước tiến hành nới hạn mức tín dụng ngân hàng có thể gây nên cả tác động tích cực và tác động tiêu cực. Cụ thể:

Ảnh hưởng tích cực của việc nới room tín dụng

  • Mở rộng khả năng vay vốn: Nếu một ngân hàng được nới hạn mức tín dụng, họ có thể cho khách hàng vay nhiều vốn hơn. Điều này góp phần giúp các cá nhân và doanh nghiệp mở rộng khả năng vay vốn để đầu tư, kinh doanh.
  • Tăng cường nhu cầu tiêu dùng: Khi vay được nhiều vốn, người tiêu dùng thường có xu hướng chi tiêu mạnh tay. Do đó, nới rộng tín dụng cũng giúp tăng nhu cầu tiêu dùng và kích thích tăng trưởng kinh tế.
Nới room tín dụng mở rộng khả năng vay vốn và tăng nhu cầu tiêu dùng
Nới room tín dụng mở rộng khả năng vay vốn và tăng nhu cầu tiêu dùng

Ảnh hưởng tiêu cực của việc nới room tín dụng

  • Gia tăng nguy cơ lạm phát: Bên cạnh những tác động tích cực, nới room tín dụng cũng có thể khiến nguy cơ lạm phát gia tăng. Khi có quá nhiều vốn lưu thông trong nền kinh tế, giá cả liên tục tăng cao do sự phát triển của nhu cầu tiêu dùng sẽ gây ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế và mức sống của người dân cả nước.
  • Tăng rủi ro tín dụng: Trong trường hợp Ngân hàng Thương mại cho vay quá nhiều vốn, rủi ro tín dụng sẽ tăng cao. Nếu các khoản vay không được thanh toán đúng thời điểm, ngân hàng sẽ phải đối mặt với rủi ro tín dụng lớn và “sức khoẻ” tài chính bị ảnh hưởng.
Nới room tín dụng làm tăng nguy cơ lạm phát và rủi ro tín dụng
Nới room tín dụng làm tăng nguy cơ lạm phát và rủi ro tín dụng

Tham khảo: Chứng chỉ tiền gửi là gì? Có an toàn không?.

Tổng kết

Như vậy, Vieclamnganhang.vn đã tổng hợp và chia sẻ tới bạn những thông tin hữu ích nhất về room tín dụng ngân hàng cũng như một số ảnh hưởng khi thực hiện nới hạn mức tín dụng. Hy vọng rằng qua bài viết ngày hôm nay, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về ngành ngân hàng cũng như có thêm hiểu biết về vấn đề vay vốn tiêu dùng, đầu tư kinh doanh.

Ngoài ra, đừng quên truy cập ngay vào trang chủ của TopCV.vn để có cơ hội tạo CV theo mẫu miễn phí 100% và cập nhật thêm nhiều tin tức tuyển dụng việc làm mới nhất thuộc lĩnh vực tài chính – ngân hàng với mức lương cùng đãi ngộ hấp dẫn số 1 toàn quốc!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *