Phương thức đáo hạn là một thuật ngữ được sử dụng khá nhiều đối với ngành ngân hàng. Tuy vậy, không phải ai cũng hiểu về thuật ngữ phương thức đáo hạn là gì. Nếu bạn cũng đang tìm hiểu về vấn đề này, bài viết “Phương thức đáo hạn là gì? Những điều người mới cần biết” dưới đây của vieclamnganhang.vn sẽ hữu ích cho bạn.
Tổng quan về phương thức đáo hạn là gì?
Hiểu được phương thức đáo hạn sẽ giúp bạn có thể lựa chọn được hình thức đáo hạn phù hợp với nhu cầu của mình. Cụ thể như sau:
Phương thức đáo hạn là gì?
Đáo hạn là thuật ngữ chung được sử dụng để chỉ ngày đến hạn hoặc sắp hết thời hạn của một hợp đồng hoặc thanh toán hợp đồng nào đó. Ngày đáo hạn chính là ngày cuối cùng mà bạn sẽ phải hoàn tất về số tiền đã vay trước đó.
Đáo hạn ngân hàng là hình thức khi đến hạn vốn gốc, khách hàng sẽ phải hoặc sẽ được hoàn trả vốn gốc đúng với quy định của dịch vụ. Đáo hạn sẽ bao gồm thời hạn, phân kỳ, số tiền gốc ban đầu và số tiền lãi. Quy định về đáo hạn sẽ được quy định cụ thể tùy theo từng ngân hàng.
Các phương thức đáo hạn thường được những người đi vay áp dụng khá nhiều. Mục đích của đáo hạn là giúp họ có thể kéo dài, gia hạn được thời gian mà họ thực hiện khoản vay tại ngân hàng nào đó.
>>>Xem thêm: Yêu Cầu Đối Với Chuyên Viên Phân Tích Nghiệp Vụ Trong Ngành Ngân Hàng
Lãi suất của phương thức đáo hạn là gì?
Lãi suất của phương thức đáo hạn chính là lãi suất mà bạn sẽ phải chi trả khi thực hiện đáo hạn khoản vay tại ngân hàng. Tùy vào từng ngân hàng, đối tượng vay, khoản lãi suất này sẽ khác nhau.
Thời gian thực hiện các thủ tục đáo hạn thường từ 1 – 3 ngày. Vì vậy, lãi suất đáo hạn sẽ được thực hiện tính theo những ngày này. Có thể từ 0.3%/ngày hoặc cao hơn.
Một số trường hợp, khi bạn có tiền và muốn trả tiền trước khoản vay hay thực hiện đáo hạn trước thời gian. Lãi suất đáo hạn và phí phạt trước hạn có thể được tính từ 1 – 5% dựa trên số nợ còn lại.
Trường hợp quá thời hạn đáo hạn, phần lãi của bạn đã gửi trước đó sẽ được ngân hàng tự động nhập gốc, chuyển sang kỳ hạn tiếp theo. Lúc nãy, lãi suất có thể được tính theo công thức như sau:
Số tiền lãi = Số tiền gửi * lãi suất (%/năm) * số ngày thực gửi/365
Những điều cần biết về phương thức đáo hạn
Để có thể hiểu hơn về phương thức đáo hạn là gì và sử dụng nó iệu quả hơn, bạn sẽ cần lưu ý thêm những vấn đề sau đây:
Các loại phương thức đáo hạn
Hiện tại, có những phương thức đáo hạn phổ biến như sau:
Đáo hạn tiết kiệm
Được thực hiện dựa trên sự thỏa thuận và cam kết. Khách hàng sẽ gửi tiết kiệm vào ngân hàng. Khi đến hạn thì sổ tiết kiệm đó sẽ được thực hiện đáo hạn. Ngân hàng sẽ thực hiện trả cho khách hàng cả tiền gốc và tiền lãi tiết kiệm. Ngày đáo hạn là ngày cuối cùng của sổ tiết kiệm.
Trong trường hợp đến thời điểm đáo hạn sổ tiết kiệm mà khách hàng chưa nhận tiền, ngân hàng sẽ có thể được tái tục sổ tiết kiệm dựa theo lãi suất theo thời điểm tái tục. Kỳ hạn sẽ tương tự so với sổ tiết kiệm trước.
>>>Xem thêm: Mức lương tài chính ngân hàng mới ra trường được bao nhiêu?
Đáo hạn khoản vay
Là hình thức đáo hạn được thực hiện khi khoản vay cũ tại ngân hàng khi hết thời hạn nhưng người vay chưa thể trả hết khoản vay cũ. Ngân hàng sẽ thực hiện đáo hạn để chuyển khoản vay cũ thành khoản vay mới và người vay sẽ tiếp tục trả khoản vay đó. Trong đáo nợ khoản vay, người vay có thể lựa chọn 1 trong các hình thức nhỏ hơn như sau:
Đáo hạn tại chỗ: Là hình thức thực hiện đáo hạn ngay tại ngân hàng ay trước đó. Thường được áp dụng cho các khoản vay thế chấp. Khi hợp đồng vay đã hết hạn, ngân hàng sẽ thực hiện gia hạn cho bạn bằng một hợp đồng vay khác.
Đáo hạn chuyển ngân hàng: Phương thức đáo hạn này phức tạp hơn. Bạn sẽ cần phải chuyển khoản vay của mình tại ngân hàng cũ sang ngân hàng mới. Thường được lựa chọn khi ngân hàng mới có lãi suất ưu đãi hơn.
Đáo hạn khoản vay bên ngoài: Phương thức đáo hạn này khá phổ biến. Bạn sẽ thực hiện đáo hạn bằng việc sử dụng 1 khoản vay từ bên ngoài, sau đó thanh toán khoản vay cũ và chuyển khoản vay đó cho tổ chức tài chính khác.
Những lưu ý khi thực hiện đáo hạn
Trong quá trình thực hiện đáo hạn, bạn cần lưu ý đến những vấn đề sau đây để vẫn đảm bảo được lợi ích, hạn chế rủi ro không cần thiết. Bao gồm:
- Thời gian đáo hạn: Lưu ý nếu chọn phương thức không quay vòng gốc, đến ngày đáo hạn cần thực hiện tất toán khoản vay hoặc khoản tiết kiệm cũ rồi mới bắt đầu đáo hạn.
- Chọn hình thức đáo hạn hợp lý với nhu cầu của mình.
- Lựa chọn về địa chỉ gửi tiết kiệm, vay an toàn.
- Bảo quản cẩn thận các loại giấy tờ, sổ tiết kiệm hoặc sổ vay cẩn thận.
>>>Xem thêm: Những Điều Kiện Cần Và Đủ Để Làm Giám Đốc Chi Nhánh Ngân Hàng
Trên đây là bài viết chi tiết về phương thức đáo hạn. Hy vọng với bài viết này, bạn sẽ hiểu hơn về phương thức đáo hạn là gì, những phương thức đáo hạn hiện nay. Việc hiểu rõ về phương thức đáo hạn là gì sẽ giúp bạn có thể lựa chọn được phương thức phù hợp với nhu cầu của mình.
>>>Xem thêm: Chuyên viên phân tích tài chính là gì? Những tố chất để thành công
Hình ảnh: Sưu tầm