Hoạt động ngân hàng là gì? Khác gì với hoạt động kinh doanh?

Hoạt động ngân hàng là gì? Khác gì với hoạt động kinh doanh?

Chia sẻ kinh nghiệm

Kinh doanh hoạt động ngân hàng sẽ khác với những hình thức hoạt động kinh doanh khác. Hãy cùng Vieclamnganhang tìm hiểu về sự khác nhau giữa hai hình thức hoạt động này là gì ngay nhé.

Hoạt động ngân hàng là gì?

Trước khi tìm hiểu về sự khác nhau của hai hình thức này hãy cùng tìm hiểu về khái niệm của hoạt động ngân hàng là gì. Hoạt động ngân hàng chính là một hình thức kinh doanh mà trong đó, tổ chức sẽ thực hiện cung ứng thường xuyên các nghiệp vụ liên quan đến nhận tiền gửi, cung cấp tín dụng, các dịch vụ liên quan đến thanh toán,…

Hoạt động ngân hàng sẽ liên quan đến tài chính, tiền tệ, tín dụng
Hoạt động ngân hàng sẽ liên quan đến tài chính, tiền tệ, tín dụng

Hãy hiểu đơn giản hơn, ngân hàng sẽ thực hiện kinh doanh trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ. Những sản phẩm mà ngân hàng cung cấp sẽ mang tính chất dịch vụ cũng như gắn liền với sự phân phối, tài chính và tiền tệ của khách hàng. Để có thể kinh doanh ngân hàng, bạn sẽ phải đáp ứng được các quy định nghiêm ngặt do Nhà Nước đưa ra.

Một số hoạt động trong ngân hàng mà bạn có thể thường gặp nhưng sau:

  • Hoạt động nhận tiền: Đây được xem là hoạt động diễn ra thường xuyên và liên tục nhất tại ngân hàng.
  • Hoạt động cấp tín dụng, bảo lãnh ngân hàng, thuê tài chính,…
  • Hoạt động liên quan đến cung ứng các dịch vụ thanh toán tài khoản, thanh toán séc, toán liên quan đến ủy nhiệm chi, lệnh chi, ủy nhiệm thu, nhờ thu,…
  • Các hoạt động cho vay như tín dụng, vay thế chấp, tín chấp,…

Tìm hiểu thêm: Tư vấn tín dụng là gì? Mô tả công việc

So sánh ngân hàng và hoạt động kinh doanh khác

Giữa ngân hàng và những hình thức kinh doanh khác sẽ có một vài điểm khác biệt như sau:

Khác biệt về đặc điểm kinh doanh

Đây chính là điểm mà bạn dễ dàng nhận biết nhất khi tìm hiểu về sự khác nhau của ngân hàng và các hình thức kinh doanh. Cụ thể:

Hoạt động ngân hàng

  • Là hoạt động có đối tượng kinh doanh chính là tiền tệ cũng như cung cấp các dịch vụ liên quan đến thanh toán tài chính.
  • Kinh doanh của Ngân hàng sẽ là hình thức hoạt động có điều kiện, được tiến hành bởi những tổ chức tín dụng và phải chịu sự quản lý chung của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
  • Hoạt động của ngân hàng sẽ có tính chi phối cũng như ảnh hưởng đến những hoạt động khác trong kinh tế xã hội.
  • Hình thức kinh doanh ngân hàng sẽ có tính rủi ro cao.
  • Kinh doanh ngân hàng sẽ mang tính liên kết hệ thống, liên kết giữa các chủ thể ngân hàng cần phải có sự hợp tác song song với sự cạnh tranh.

Tìm hiểu thêm: Tất tần tật về Back office ngân hàng

Kinh doanh ngân hàng có tính rủi ro cao hơn các hình thức khác
Kinh doanh ngân hàng có tính rủi ro cao hơn các hình thức khác

Các hoạt động kinh doanh khác

  • Kinh doanh dịch vụ: Là loại hình kinh doanh của một doanh nghiệp không phải là ngân hàng nhưng không tạo ra các loại hàng hóa, sản phẩm hữu hình.
  • Doanh nghiệp sản xuất: Là hình thức kinh doanh tạo ra các sản phẩm hữu hình. Những sản phẩm này sẽ được sử dụng hoặc để trao đổi trong thương mại hàng ngày.
  • Các hoạt động kinh doanh bán lẻ: Là hình thức kinh doanh bán hàng tập trung nhiều vào các đối tượng người dùng cá nhân.

Nhìn chung những phương thức kinh doanh thông thường sẽ là điều kiện tồn tại của nền kinh tế nhưng con đến hàng hóa. Mục tiêu chung của những hoạt động kinh doanh này là tiêu vốn và đạt được lợi nhuận cao nhất.

Một số điểm khác biệt khác

Bên cạnh những đặc điểm trên, hai hình thức hoạt động này còn có một số điểm khác biệt khác. Ví dụ như:

Khác biệt về đối tượng

  • Ngân hàng có đối tượng là tiền tệ, các dịch vụ ngân hàng.
  • Hình thức kinh doanh khác có đối tượng là tài sản hàng hóa, dịch vụ vô hình,…

Khác biệt về nội dung

  • Ngân hàng sẽ bao gồm các hoạt động liên quan đến tín dụng, tài chính cũng như các hoạt động liên quan đến sử dụng, lưu thông tiền tệ,… Các hoạt động này sẽ phục vụ cho mục đích sinh lợi nhuận, ổn định sự lưu thông tiền tệ.
  • Những hình thức kinh doanh khác sẽ bao gồm hoạt động trao đổi và mua bán hàng hóa, nhằm phục vụ mục đích sinh lợi nhuận.

Tìm hiểu thêm: Tổng hợp các phòng ban trong ngân hàng? Vai trò và vị trí

Khác biệt về cơ cấu tổ chức

  • Ngân hàng có cơ cấu tổ chức rất chặt chẽ và được quy định theo luật Ngân hàng, muốn trở thành nhân viên ngân hàng cần phải được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ bài bản.
  • Những hình thức kinh doanh khác sẽ có cơ cấu tổ chức tùy biến theo mô hình kinh doanh, không bắt buộc phải theo một quy định nào cụ thể.

Khác biệt về chủ thể thực hiện

  • Chủ thể của ngân hàng sẽ phải là các ngân hàng, các tổ chức tín dụng đã được nhà nước cấp phép.
  • Chủ thể của những kinh doanh khác không bắt buộc phải là ngân hàng, có thể bao gồm tất cả nhân hoặc tổ chức bất kỳ trên thị trường.
Các chủ thể của ngân hàng cần được nhà nước cấp phép
Các chủ thể của ngân hàng cần được nhà nước cấp phép

Có thể bạn quan tâm: Điểm danh các vị trí trong ngân hàng hot nhất hiện nay

Trên đây là bài viết phân tích về hoạt động ngân hàng là gì, sự khác nhau của ngân hàng và các hình thức kinh doanh khác. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn được lời giải đáp phù hợp. Nếu bạn cũng đang có nhu cầu tìm kiếm công việc liên quan đến các vị trí trong ngân hàng, hãy truy cập ngay vào TopCV. Bạn sẽ có cơ hội tiếp cận với các tin tuyển dụng hấp dẫn hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *