Một trong những vị trí khá quen thuộc ở ngân hàng chính là vị trí giao dịch viên. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu vị trí giao dịch viên ngân hàng là gì? Có nên ứng tuyển vào vị trí này hay không? Nếu bạn cũng đang tìm hiểu về vị trí này, hãy cùng vieclamnganhang.vn tham khảo ngay bài viết chi tiết dưới đây.
Giao dịch viên ngân hàng là công việc gì?
Giao dịch viên ngân hàng chính là vị trí thực hiện các giao dịch liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng. Họ sẽ làm việc trực tiếp tại khu vực quầy giao dịch của ngân hàng đó. Thông thường sẽ là quầy đầu tiên ở tầng đầu tiên.
Công việc của họ thường sẽ bao gồm những nhiệm vụ chính như sau:
- Đón tiếp khách hàng, tìm hiểu về nhu cầu giao dịch của khách khi đến ngân hàng là gì.
- Tư vấn và hỗ trợ cho khách hàng có thể lựa chọn được những dịch vụ, sản phẩm phù hợp với họ.
- Thực hiện các giao dịch cần thiết theo yêu cầu của khách hàng, ví dụ như nạp tiền, rút tiền, gửi tiết kiệm,…
- Làm hạch toán, giấy tờ, sổ sách cũng như những báo cáo liên quan đến công việc hàng ngày cho quản lý trực tiếp.
>>>Xem thêm: Chuyên viên ngân hàng là gì? Cơ hội thăng tiến của chuyên viên ngân hàng
Có nên ứng tuyển vị trí giao dịch viên ngân hàng không?
Là một công việc luôn được ăn mặc đẹp lịch sự, tuy nhiên, nhiều bạn vẫn thắc mắc về việc có nên ứng tuyển vào vị trí giao dịch viên hay không. Để đưa ra được sự lựa chọn phù hợp, bạn sẽ cần dựa theo một số yếu tố sau đây:
Những góc khuất khi làm giao dịch viên ngân hàng
Mỗi một vị trí làm việc nào cũng sẽ có những góc khuất mà không phải ai cũng sẽ biết. Đối với giao dịch viên ngân hàng, bạn sẽ phải đối mặt với những vấn đề sau khi làm công việc này:
Là một công việc không hề đơn giản
Như đã biết, giao dịch viên chính là bộ mặt của mỗi ngân hàng. Mọi lời nói, hành động của họ đều sẽ phản ánh chất lượng dịch vụ cũng như chính hình ảnh, thương hiệu của ngân hàng đó. Vì vậy, để có thể làm giao dịch viên, bạn sẽ cần có ngoại hình ưa nhìn và các kỹ năng giao tiếp phù hợp. Đây cũng là một trong những yêu cầu đầu tiên của vị trí này.
Ngoài ra, đây cũng là vị trí thường xuyên phải tiếp xúc với nhiều loại hình khách hàng khác nhau. Và tất nhiên, không phải khách hàng nào cũng sẽ có thái độ thân thiện với bạn.
Tuy vậy, là vị trí đại diện cho ngân hàng, với bất kỳ khách hàng nào, khó tính hay dễ tính, bạn cũng cần phải có thái độ niềm nở, nhẹ nhàng, thân thiện để tiếp đó họ. Điều này nhìn chung tạo ra một áp lực vô hình cho các bạn giao dịch viên trong công việc hàng ngày của họ.
>>>Xem thêm: Yêu Cầu Đối Với Chuyên Viên Phân Tích Nghiệp Vụ Trong Ngành Ngân Hàng
Giao dịch viên vẫn có các chỉ tiêu KPI
Một điều khá nhiều bạn nhầm lẫn khi tìm hiểu về vị trí này chính là nghĩ rằng nó không có các chỉ tiêu KPI. Tuy nhiên, hiện tại hầu hết các ngân hàng đều đã áp dụng các chỉ tiêu KPI, doanh thu cho các bạn giao dịch viên. Do đó, đây sẽ không phải là một vị trí giao dịch, nhập các số liệu đơn thuần, bạn cũng sẽ phải tham gia vào quá trình tư vấn sản phẩm cho khách hàng.
Áp lực căng thẳng về thời gian
Một trong những điều khiến cho nghề giao dịch viên tại ngân hàng trở nên căng thẳng hơn chính là áp lực về thời gian. Tuy khách hàng khi đến giao dịch đều được lấn số thứ tự, nhưng đồng nghĩa với nó, giao dịch viên sẽ phải làm việc liên tục để đáp ứng được nhu cầu giao dịch của khách hàng.
Không chỉ phải làm việc liên tục, nhanh chóng, các giao dịch viên còn phải đảm bảo được tính chính xác của công việc, số liệu. Bởi chỉ cần một sai sót nhỏ trong quá trình giao dịch, bạn sẽ phải bỏ tiền cá nhân ra để bồi thường thiệt hại.
Cơ hội phát triển khi làm giao dịch viên ngân hàng
Tuy có nhiều góc khuất như trên, nhưng vị trí giao dịch viên trong ngân hàng vẫn đem lại nhiều cơ hội phát triển, lợi ích. Ví dụ như:
Mức thu nhập tương xứng
Tuy mức lương cơ bản của vị trí này không quá cao, nhưng các khoản thưởng, phụ cấp cùng với phúc lợi khác khá tốt. Một vị trí giao dịch viên thông thường sẽ có mức lương cơ bản từ 5.000.000 – 8.000.000 đồng/tháng.
Nếu tinh chung vào các khoản thu nhập, phúc lợi khác, mức thu nhập của giao dịch viên tại ngân hàng có thể lên đến 8 chữ số. Theo khảo sát, mức trung bình từ 11.000.000 – 27.800.000 đồng/tháng.
>>>Xem thêm: Có nên làm Telesales ngân hàng hay không? Lương cao không?
Cơ hội thăng tiến
Khác với đa số các ngành nghề khác, giao dịch viên tại ngân hàng nếu làm việc tốt sẽ có cơ hội thăng tiến khá rõ ràng. Nhìn chung sẽ đạt được những vị trí như sau:
- Kinh nghiệm từ 0 – 2 năm: Giao dịch viên.
- Kinh nghiệm từ 2 – 3 năm: Kiểm soát viên.
- Kinh nghiệm từ 3 – 5 năm: Phó/trưởng phòng dịch vụ khách hàng.
- Kinh nghiệm từ 5 – 7 năm: Phó giám đốc vận hành.
- Kinh nghiệm từ 7 – 9 năm: Giám đốc chi nhánh ngân hàng.
- Kinh nghiệm từ 9 năm: Các vị trí khác tại hội sở.
Trên đây là một số thông tin về vị trí giao dịch viên ngân hàng. Hy vọng với những thông tin này, bạn sẽ hiểu hơn về những góc khuất cũng như cơ hội phát triển của vị trí này. Từ đó đưa ra được lựa chọn phù hợp có nên ứng tuyển và làm giao dịch viên hay không.
>>>Xem thêm: Top Các Việc Làm Cho Sinh Viên Ngành Tài Chính Ngân Hàng
Hình ảnh: Sưu tầm