Chuyên viên phân tích nghiệp vụ là gì? Họ làm gì trong ngành ngân hàng?

Chuyên viên phân tích nghiệp vụ là gì? Họ làm gì trong ngành ngân hàng?

Việc làm nổi bật

Chuyên viên phân tích nghiệp vụ là một thuật ngữ nghề nghiệp quan trọng trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là những lĩnh vực liên quan tới phân tích nghiệp vụ. Đây là vị trí quan trọng trong nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ. Hiện nay, có rất nhiều bạn trẻ quan tâm và tìm hiểu về công việc này. Vậy chuyên viên phân tích nghiệp vụ là gì? Công việc của vị trí này là gì? Hãy cùng vieclamnganhang.vn tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

Chuyên viên phân tích nghiệp vụ là gì?

Chuyên viên phân tích nghiệp vụ còn được gọi là Business Analyst (BA) là vị trí làm việc tại các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh, tài chính. Những Business Analyst có ảnh hưởng nhất định đối với sự phát triển về mặt tài chính của doanh nghiệp.

Chuyên viên phân tích nghiệp vụ sẽ là người làm việc với khách hàng để lấy yêu cầu, sau đó chuyển thông tin và thảo luận về những yêu cầu này với team nội bộ Developer hay QC và quản lý document.

Hiểu theo một nghĩa khác, BA là người mang đến những giải pháp để phục vụ các yêu cầu đến từ phía khách hàng, thường được gắn với lĩnh vực công nghệ thông tin, song vị trí này còn có mặt ở mọi ngóc ngách lĩnh vực xã hội.

Tùy từng vai trò khác nhau của BA mà họ có thể kết hợp và tham gia nhiều lĩnh vực khác nhau, nhưng chung mục đích đó là nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và nhiều khía cạnh khác của doanh nghiệp.

>>> Xem thêm: Học ngành Tài chính Ngân hàng ra làm gì? Cơ hội việc làm ra sao?

Chuyên viên phân tích nghiệp vụ sẽ làm việc với các số liệu, phân tích
Chuyên viên phân tích nghiệp vụ sẽ làm việc với các số liệu, phân tích

Mô tả công việc của Chuyên viên phân tích nghiệp vụ

Một chuyên viên phân tích nghiệp vụ sẽ thực hiện các công việc sau:

Cung cấp giải pháp ban đầu cho khách hàng

Chuyên viên phân tích nghiệp vụ là người làm việc trực tiếp với khách hàng, sau đó nắm bắt yêu cầu của họ là gì và chuyển thông tin khai thác được cho bộ phận nội bộ xử lý. BA chính là người xây dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng, tạo ra cơ hội hợp tác cho doanh nghiệp.

Khi chuyên viên phân tích nghiệp vụ cung cấp cho khách hàn những giải pháp phù hợp với vấn đề của họ, tạo được thiện cảm với khách hàng, từ đó cho khách hàng sự cảm nhận về lợi ích mà BA mang lại.

Khách hàng chủ yếu của BA là các doanh nghiệp, nên những giải pháp họ đưa ra sẽ là các quy trình nội bộ của doanh nghiệp hoặc quy trình liên quan đến nhân viên, hoạt động sản xuất kinh doanh…

Tóm lại, công việc này của BA là tiếp nhận thông tin của những vấn đề từ doanh nghiệp, sau đó phân tích thông tin đó. Và tìm ra những giải pháp phù hợp nhất sau quá trình phân tích tỉ mỉ.

>>> Tham khảo: Chuyên viên phân tích tài chính là gì? Những tố chất để thành công

Công việc liên quan đến kỹ thuật công nghệ

Đối với công việc này, BA là một chuyên gia về mảng kỹ thuật, được nhận định là phức tạp nên họ sẽ được phân công nhiệm vụ ở những dự án mang tính chất phức tạp, đồi hỏi kỹ thuật cao, có kinh nghiệm liên quan đến kỹ thuật và sự am hiểu sâu rộng về mảng hệ thống.

Có thể hiểu theo một cách khác, chuyên viên phân tích nghiệp vụ sẽ tiến hành các phân tích đối với hệ thống và dựa trên các yêu cầu mà khách hàng đặt ra để thiết kế một hệ thống mới.

Business Analyst sẽ là một chuyên gia về số liệu, kỹ thuật
Business Analyst sẽ là một chuyên gia về số liệu, kỹ thuật

Công việc phân tích hệ thống

Đây là công việc chính của chuyên viên phân tích nghiệp vụ. Họ sẽ thực hiện công việc theo một timeline của một dự án nhất định. Các công việc họ cần làm bao gồm các bước sau:

Thứ nhất, tìm hiểu thông tin từ các bên liên quan để nắm bắt rõ các chức năng, nhiệm vụ đúng với yêu cầu trong dự án.

Thứ hai, làm tài liệu. Đây là nhiệm vụ quan trọng của công việc này. Vì ngoài việc viết ra tài liệu, họ còn thực hiện công việc kiểm tra nhiều lần để đảm bảo đáp ứng yêu cầu của khách hàng và phù hợp với tính chất của khách hàng. 

Sau khi viết xong tài liệu, BA cũng chịu trách nhiệm quản lý tài liệu. Có nghĩa là họ sẽ giúp các bên nhận biết rõ các tài liệu, biết tài liệu nào là bản cuối cùng, khi có sự thay đổi nào đó thì có sẽ tìm ra giai đoạn có liên quan và ảnh hưởng đến loại tài liệu nào.

Thứ ba, đây là nhiệm vụ truyền đạt thông tin cho tất cả các bên liên quan hiểu rõ tình hình vấn đề của dự án. Khả năng ăn nói, giao tiếp là cách giải quyết tốt mọi vấn đề liên quan tới dự án, khi giao tiếp tốt việc truyền tải mọi thông tin sẽ là được nhất quán và trôi chảy.

Thứ tư, mọi vấn đề từ nhỏ đến lớn đều được làm việc cùng nhân lực nội bộ của doanh nghiệp cho tới khách hàng sẽ cần được phân tích chi tiết để có giải pháp tối ưu. Từ đó, đưa ra giải pháp tối ưu nhất và cần thiết nhất.

Đây là nhiệm vụ khó khăn, bởi nó luôn có rất nhiều vấn đề xảy ra trong các dự án đòi hỏi BA phải xử tất cả. Nhưng qua những thử thách, khó khăn này lại rèn luyện cho họ trở nên chuyên nghiệp hơn trong công việc khi được trải nghiệm nhiều. Từ đó giúp họ hình thành tư duy logic tốt hơn.

Công việc phân tích chức năng

Dựa trên nền tảng phân tích chi tiết hị thực hiện từ trước, BA sẽ phát triển một số sản phẩm nào đó. Sản phẩm mới có thể được tạo ra dựa trên mẫu sản phẩm đã có sẵn, sau đó sẽ được chỉnh sửa và thiết lập lại bản đồ yếu tố phù hợp với yêu cầu của khách hàng. Đây là công việc mà BA giúp doanh nghiệp giải quyết vấn đề khó khăn trong quá trình kết nối với khách hàng.

Phân tích các yêu cầu dịch vụ

BA sẽ là người giải thích, truyền đạt và hướng dẫn, đào tạo người dùng, kiểm tra sự thích ứng của người dùng với sản phẩm hay giải pháp đưa ra. Qua  thực tế, họ cũng sẽ phát hiện và xử lý các lỗi có thể xảy ra. 

Nếu khách hàng có thêm mong muốn về tính năng mới cho sản phẩm, BA cũng là người tiếp nhận ý kiến và xem xét việc thêm tính năng theo ý khách hàng, từ đó cho ra sản phẩm cuối cùng ưng ý khách hàng nhất.

Business Analyst cần phân tích các yêu cầu dịch vụ cho khách hàng, ngân hàng
Business Analyst cần phân tích các yêu cầu dịch vụ cho khách hàng, ngân hàng

Tạm kết

Trên đây là những công việc của chuyên viên phân tích nghiệp vụ mà không phải ai cũng có thể làm được. Qua bài viết trên chúng ta đã tìm hiểu về BA là gì? Công việc của vị trí này làm những gì? Hy vọng thông tin trên sẽ hữu ích, giúp bạn dễ dàng nhận diện được khả năng của mình với công việc này nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *