Bộ 20 câu hỏi cho hỏi nhà tuyển dụng thông minh, khôn khéo

Bộ 20 câu hỏi cho hỏi nhà tuyển dụng thông minh, khôn khéo

Chia sẻ kinh nghiệm

Một trong những vấn đề mà rất nhiều bạn ứng viên quan tâm là làm sao để đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng một cách thông minh, khôn khéo, thể hiện sự quan tâm đến công việc. Hãy đọc bài viết dưới đây của Vieclamnganhang.vn và bỏ túi 20 câu hỏi chất lượng nhất bạn nên dùng trong buổi phỏng vấn của mình. 

Table of Contents

Một số lưu ý khi đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng

Trước khi đến với những câu hỏi nên hỏi nhà tuyển dụng, bạn cần chú ý những vấn đề sau:

Thể hiện thái độ chân thành, mong muốn tìm hiểu sâu về công việc và văn hóa công ty. 

Mục đích của việc đặt câu hỏi chính là thể hiện thái độ quan tâm của bạn đến công việc. Vì vậy, hãy cầu thị, chân thành, bạn sẽ chiếm được thiện cảm của nhà tuyển dụng. 

Dùng từ ngữ lịch sự, nhã nhặn. 

Không chỉ trong phần đặt câu hỏi mà xuyên suốt buổi phỏng vấn, hãy giữ thái độ chuẩn mực, chuyên nghiệp. Phỏng vấn ứng tuyển là buổi trao đổi thông tin ngang bằng giữa nhà tuyển dụng và ứng viên. Bạn không cần phải khép nép, lo sợ nhưng cũng không nên tỏ ra ngạo mạn, tự tin thái quá.

Tránh hỏi các nội dung đã được đề cập từ trước 

Khi lặp lại các nội dung đã được trao đổi, nhà tuyển dụng sẽ cho rằng bạn thiếu tập trung trong quá trình phỏng vấn. Nếu bạn chưa rõ hoặc muốn tìm hiểu sâu hơn về vấn đề đó, hãy bắt đầu câu hỏi bằng cách: “Em muốn hỏi kỹ hơn về vấn đề…”, hoặc “Em đã nghe anh/chị phổ biến về việc… nhưng em chưa hiểu rõ về chính sách này”, v.vv.

Những vấn đề bạn cần chú ý khi đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng
Những vấn đề bạn cần chú ý khi đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng

Đặt câu hỏi có ý nghĩa, có mục đích rõ ràng

Đồng ý rằng đặt câu hỏi chỉ là phần giúp bạn ghi điểm thêm với nhà tuyển dụng bởi các thông tin quan trọng đã được trao đổi trong phần phỏng vấn. Tuy vậy, nếu bạn đặt những câu hỏi vô nghĩa, không có mục đích, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn rất thấp. Nếu không có vấn đề gì còn thắc mắc, bạn có thể thẳng thắn: “Hiện tại em không có câu hỏi nào cần hỏi thêm” thay vì đặt ra những câu hỏi vô nghĩa.

Tránh những câu hỏi cá nhân, thiếu tế nhị

Đây là nguyên tắc trong giao tiếp nói chung và trong phỏng vấn nói riêng. Khi đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng, bạn chỉ nên đề cập đến công ty và vị trí ứng tuyển, tránh những câu hỏi cá nhân.

Bộ 20 câu hỏi cho nhà tuyển dụng giúp bạn ghi điểm

Sau đây là 20 câu hỏi mà Vieclamnganhang.vn khuyên bạn nên đặt ra cho nhà tuyển dụng. Hãy căn cứ vào vị trí công việc và quá trình phỏng vấn thực tế để chọn lựa câu hỏi phù hợp.

>> Tìm hiểu thêm: Bí Quyết Viết CV Xin Việc Ngân Hàng Ấn Tượng, Nổi Bật

Bộ 20 câu hỏi cho nhà tuyển dụng giúp bạn ghi điểm
Bộ 20 câu hỏi cho nhà tuyển dụng giúp bạn ghi điểm

Câu hỏi về công việc/vị trí ứng tuyển

Anh/chị kỳ vọng gì vào người sẽ phụ trách vị trí này?

Bạn có thể so sánh kỳ vọng của nhà tuyển dụng với khả năng và mong muốn của bản thân, xem bạn có thể và có muốn đáp ứng những kỳ vọng đó hay không. Câu hỏi này cũng sẽ khiến nhà tuyển dụng thấy bạn có ý thức cân nhắc bản thân trước khi nhận lời mời làm việc. 

Nhân viên đã đảm nhận vị trí này có làm tốt hay không? Họ đã làm được và chưa làm được những gì? Tại sao họ lại nghỉ?

Câu hỏi này sẽ giúp bạn biết được cách đánh giá của công ty đối với người đã đảm nhiệm vị trí. Đây cũng chính là cách mà bạn sẽ được đánh giá sau này. Nhờ đó mà bạn có thể làm tốt những điều được kỳ vọng và tránh những lỗi sai của người cũ.

Em sẽ được hỗ trợ những gì trong quá trình làm việc?

Nếu nhà tuyển dụng chưa đề cập, bạn nên hỏi về thiết bị, người hướng dẫn, các bộ phận, phòng ban sẽ hỗ trợ bạn trong công việc. Nắm được điều này vừa giúp bạn chuẩn bị tốt công cụ làm việc, vừa nhanh chóng hòa nhập trong môi trường mới. 

Hỏi về sự hỗ trợ trong công việc để có sự chuẩn bị và hòa nhập tốt hơn
Hỏi về sự hỗ trợ trong công việc để có sự chuẩn bị và hòa nhập tốt hơn

Định hướng phát triển của công ty/phòng ban trong vòng 6 tháng/1 năm tới là gì?

Đối với các công ty startup hoặc các phòng ban mới thành lập, bạn nên quan tâm tới định hướng, tầm nhìn của công ty/phòng ban trong thời gian sắp tới. Câu hỏi này vừa giúp bạn xác định hướng phát triển đó có phù hợp với bản thân hay không, vừa cho thấy trách nhiệm đồng hành cùng công ty của bạn.

Anh/chị nhận định vai trò của vị trí này trong sự phát triển tổng thể của công ty như thế nào?

Đây là một câu hỏi cho nhà tuyển dụng giúp bạn xác định được kỳ vọng của công ty với vị trí đang ứng tuyển. Cách nhìn nhận, đánh giá về vị trí công việc của bạn sẽ cho thấy nhà tuyển dụng cần bạn thực hiện những vai trò gì trong thời gian tới. 

Em sẽ được đánh giá bằng hình thức nào? Em được coi là làm việc hiệu quả khi đạt được những thành tích gì?

Qua câu hỏi này, bạn sẽ biết được cách đánh giá của công ty dành cho vị trí ứng tuyển. Mỗi công ty sẽ có một hệ thống đánh giá khác nhau, như KPI, OKR, v.vv. Biết được tiêu chí đánh giá sẽ giúp bạn chủ động hơn trong công việc. 

Nên đặt câu hỏi về cách đánh giá công việc trong quá trình phỏng vấn
Nên đặt câu hỏi về cách đánh giá công việc trong quá trình phỏng vấn

Yêu cầu tối thiểu mà em cần đạt trong 2 tháng thử việc là gì?

Trong hai tháng thử việc, bạn sẽ được đánh giá theo những tiêu chí khác với nhân viên chính thức. Vậy nên một trong những câu hỏi nên hỏi nhà tuyển dụng là tiêu chí để vượt qua thời gian thử việc là gì? Nhà tuyển dụng cũng sẽ rất hài lòng khi thấy sự chủ động và cầu tiến này của bạn.

Anh/chị cho em biết lộ trình thăng tiến của vị trí này?

Đây là câu hỏi cho nhà tuyển dụng phổ biến, được khá nhiều ứng viên sử dụng. Câu hỏi này giúp bạn hình dung được rõ hướng phát triển trước khi vào công ty. Đồng thời cũng cho nhà tuyển dụng thấy bạn thật sự nghiêm túc và cầu tiến trong công việc.

>> Tìm hiểu thêm: Mách Bạn Trọn Bộ Câu Hỏi Phỏng Vấn Ngân Hàng Chuẩn Nhất

Câu hỏi về văn hóa công ty

Công ty sẽ có những hoạt động ngoài giờ nào?

Hiện nay đa số các công ty đều tổ chức một số hoạt động ngoài giờ để tạo động lực cho nhân viên. Hiểu các hoạt động ngoài giờ của công ty sẽ giúp bạn chuẩn bị tinh thần và nhanh chóng hòa nhập hơn.  

Nên tìm hiểu các hoạt động ngoài giờ khi phỏng vấn ứng tuyển
Nên tìm hiểu các hoạt động ngoài giờ khi phỏng vấn ứng tuyển

Các hoạt động ngoài giờ của công ty có bắt buộc hay không?

Có khá nhiều bạn, đặc biệt là những bạn hướng nội không thích những hoạt động quá ồn ào với đồng nghiệp. Đây là một trong những yếu tố để bạn cân nhắc trước khi vào làm việc. Tránh tình trạng khó xử khi được yêu cầu tham gia các hoạt động ngoài giờ cùng công ty.

Nhân sự trong công ty/phòng ban chủ yếu ở độ tuổi nào?

Những người đồng nghiệp sẽ tác động rất nhiều đến chất lượng công việc của bạn. Nếu biết bản thân có thể gặp phải vấn đề khi làm việc với những đối tượng thuộc một độ tuổi nhất định thì đây là câu hỏi cho nhà tuyển dụng mà bạn chắc chắn không nên bỏ qua. 

Nhân sự trong công ty/phòng ban đa số đã làm việc được bao nhiêu lâu?

Đây là một trong số những câu hỏi nên hỏi nhà tuyển dụng nhất. Đặc biệt là với những công ty vừa và nhỏ, ít có tên tuổi, uy tín trên thị trường. Nghỉ việc, nhảy việc ở nhân sự là chuyện bình thường. Nhưng sẽ là bất thường nếu công ty không có hoặc có rất ít nhân viên gắn bó lâu dài. 

Sẽ là bất thường nếu công ty không có hoặc có rất ít nhân viên gắn bó lâu dài
Sẽ là bất thường nếu công ty không có hoặc có rất ít nhân viên gắn bó lâu dài

Văn hóa làm việc của công ty có điều gì đặc biệt hay không?

Khi đặt câu hỏi này, bạn sẽ được nhà tuyển dụng lưu ý một số điều đặc biệt khi làm việc tại công ty. Chẳng hạn như đeo thẻ khi làm việc, mặc đồng phục, có mặt trước giờ làm 10 phút, v.vv. Nếu ứng tuyển cho những công ty của Hàn, Nhật hay Trung Quốc, bạn có thể sẽ phải lưu ý khá nhiều về văn hóa làm việc.

>> Tìm hiểu thêm: Bỏ Túi Bí Kíp Ứng Tuyển Vào Ngân Hàng Quốc Tế

Công ty có những khoản thưởng/phạt nào?

Đây là câu hỏi cho nhà tuyển dụng giúp bạn hiểu rõ hơn về chính sách thưởng/phạt của công ty. Chính sách thưởng phạt sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến văn hóa làm việc. Vì vậy, hãy hỏi câu này nếu bạn muốn chắc chắn sự phù hợp của mình ở môi trường này.

Cho em hỏi về văn hóa OT của công ty?

Văn hóa OT (làm việc ngoài giờ) giữa các công ty có sự khác biệt rất lớn. Hãy hỏi thêm về đãi ngộ, thời gian, khi nào cần OT, v.vv nếu bạn cảm thấy cần thiết.

Hãy hỏi thêm về đãi ngộ, thời gian OT nếu bạn cảm thấy cần thiết
Hãy hỏi thêm về đãi ngộ, thời gian OT nếu bạn cảm thấy cần thiết

Các câu hỏi ngoài lề khác

Anh chị có góp ý gì về việc gửi CV và quá trình tham gia phỏng vấn của em hay không?

Nên thể hiện thái độ cầu thị bằng cách tìm hiểu xem quá trình gửi CV và tham gia phỏng vấn bạn có mắc sai lầm gì gây mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng hay không. Nhờ đó, bạn có thể cải thiện cho những lần ứng tuyển tiếp theo.

Anh/chị có thể cho em một vài đánh giá về sự thể hiện của em trong buổi phỏng vấn hôm nay được không?

Câu hỏi này sẽ giúp bạn biết trong mắt nhà tuyển dụng, bạn đã thể hiện ra sao. Mục đích là biết bản thân có được đánh giá cao cho vị trí này hay không. Đồng thời cũng rút ra được nhiều kinh nghiệm cho những lần ứng tuyển khác.

Anh/chị yêu thích điều gì khi làm việc ở đây?

Đây là một câu hỏi cho nhà tuyển dụng khá thông minh. Bạn có thể được nghe chia sẻ từ chính nhân sự đang làm việc tại công ty nhận xét về môi trường của mình. Đây là cơ hội tốt để bạn hiểu kỹ hơn về nơi làm việc của mình.

Hỏi nhà tuyển dụng yêu thích điều gì khi làm việc ở công ty để hiểu kỹ hơn về nơi làm việc của mình
Hỏi nhà tuyển dụng yêu thích điều gì khi làm việc ở công ty để hiểu kỹ hơn về nơi làm việc của mình

Anh/chị thấy điều gì là khó khăn nhất khi làm việc ở đây?

Tương tự như câu hỏi trên, câu hỏi này sẽ cho bạn thêm thông tin để cân nhắc bản thân có phù hợp với công việc, môi trường công ty hay không?

Trong quá trình trao đổi và đánh giá hồ sơ của em, anh/chị có thấy nghi ngại vấn đề gì hay không?

Nếu thấy trong quá trình trao đổi, nhà tuyển dụng còn nghi ngại vấn đề nào đó và bạn chưa có cơ hội làm rõ, hãy hỏi trực tiếp nhà tuyển dụng. Tránh trường hợp hiểu lầm dẫn đến những hệ lụy sau này hoặc bạn phải nhận kết quả trượt phỏng vấn một cách đáng tiếc.

>> Tìm hiểu thêm: Học Trái Ngành Có Làm Ngân Hàng Được Không? Yêu Cầu Ra Sao?

Như vậy, bài viết đã cung cấp bộ 20 câu hỏi cho nhà tuyển dụng thông minh nhất. Đồng thời nhắc nhở bạn về những điều cần lưu ý khi đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng. Ngoài những câu hỏi được gợi ý ở trên, bạn có thể tham khảo bộ câu hỏi phỏng vấn của nhà tuyển dụng để biết cách đặt câu hỏi và cách khai thác các vấn đề còn thắc mắc trong buổi phỏng vấn. Để đọc thêm các bài viết tương tự, hãy truy cập mục Chia sẻ kinh nghiệm của Vieclamnganhang.vn. Và đừng quên tìm kiếm việc làm thì tham khảo ngay website tuyển dụng hàng đầu Việt Nam – Topcv.vn.  

>> Tìm hiểu thêm: Top 30+ câu hỏi phỏng vấn mà nhà tuyển dụng không nên bỏ lỡ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *