Back office và front office là 2 khái niệm thường khá dễ bị nhầm lẫn với nhau. Hãy cùng vieclamnganhang.vn tìm hiểu về sự khác nhau của back office và front office là gì ngay trong bài viết dưới đây nhé.
Tìm hiểu về back office và front office là gì?
Để hiểu được sự khác nhau của back office và front office là gì, hãy cùng tìm hiểu về khái niệm của 2 bộ phận này. Cụ thể như sau:
Back office là gì?
Back office trong ngân hàng là bộ phận bao gồm các vị trí, phòng ban liên quan đến các công việc nội bộ, vận hành của ngân hàng. Bộ phận này sẽ thường chỉ phát sinh các tương tác nội bộ, ít khi có sự tiếp xúc với các khách hàng hoặc đối tác bên ngoài của ngân hàng. Back office còn được gọi là bộ phận BO.
Front office là gì?
Ngược lại với bộ phận BO, front office (FO) là bộ phận sẽ thường xuyên tiếp xúc với khách hàng, đối tác bên ngoài. Đối với lĩnh vực ngân hàng, bộ phận này sẽ làm việc chính tại các khu vực như quầy lễ tân, quầy giao dịch,…
>>> Xem thêm: Back office ngân hàng là gì? Có những bộ phận liên quan nào?
Sự khác nhau của Back office và front office là gì?
Vậy, sau khi đã hiểu về khái niệm của back office và front office là gì, chắc hẳn bạn sẽ muốn xác định xem sự khác nhau của back office và front office là gì. Hãy cùng tham khảo thêm thông tin dưới đây để xác định về sự khác nhau của 2 khái niệm này nhé.
Khác nhau về mục tiêu
Như đã nhắc đến ở phần khái niệm, back office và front office sẽ có những mục tiêu hoạt động khác nhau. Cụ thể như sau:
- Back office: Các phòng ban trong bộ phận này sẽ được thành lập để thực hiện các chức năng, mục tiêu liên quan đến nội bộ, vận hành. Bộ phận này sẽ giúp bộ phận FO có thể giảm thiểu những công việc hành chính, thủ tục không cần thiết.
- Front office: Ngược lại với BO, bộ phận này sẽ thực hiện nhiệm vụ chính liên quan đến mục tiêu tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp. Do đó, bộ phận BO sẽ hỗ trợ giảm những công việc có thể ảnh hưởng đến mục tiêu này của FO.
Khác nhau về các vị trí
Bên cạnh mục tiêu, back office và front office cũng sẽ có sự khác nhau về những vị trí, phòng ban trong bộ phận này. Cụ thể như sau:
Các vị trí trong back office ngân hàng
Bộ phận back office sẽ bao gồm những phòng ban nội bộ như hành chính – kế toán, bộ phận Marketing, bộ phận IT,… Cụ thể:
Hành chính, kế toán
Các phòng ban này sẽ đảm nhiệm các vai trò liên quan đến quản lý thủ tục hành chính, kế toán, nhân sự cho ngân hàng. Thông thường sẽ bao gồm các vị trí:
- Kế toán ngân hàng: Đảm nhiệm các vấn đề liên quan đến nghiệp vụ kế toán, kiểm toán, thu – chi trong ngân hàng.
- Nhân viên hành chính: Đảm nhiệm vai trò quản lý các loại hồ sơ, giấy tờ, các thủ tục hành chính trong ngân hàng.
- Nhân viên nhân sự: Đảm nhiệm vai trò liên quan đến tuyển dụng nguồn nhân lực cần thiết để ngân hàng vận hành và phát triển.
Các vị trí thuộc phòng Marketing
Phòng Marketing trong ngân hàng sẽ đảm nhiệm vai trò liên quan đến quảng cáo, truyền thông thương hiệu để thu hút khách hàng. Những vị trí thường gặp như Marketing Manager, Marketing Executive, nhân viên truyền thông nội bộ,…
Các vị trí thuộc phòng IT
Phòng IT trong ngân hàng sẽ phụ trách vận hành, quản lý và đảm bảo cho các sản phẩm sổ (internet banking, mobile banking,…) được hoạt động hiệu quả. Bộ phận này cũng sẽ đảm nhiệm các công việc liên quan đến bảo mật dữ liệu cho ngân hàng.
>>> Xem thêm: Nhân viên công nghệ thông tin back office ngân hàng làm gì?
Các vị trí trong front office ngân hàng
Bộ phận front office sẽ bao gồm các phòng ban liên quan đến chức năng bán hàng, dịch vụ, quản lý rủi ro – chiến lược của ngân hàng. Cụ thể:
Giao dịch viên: Đây là vị trí khá quen thuộc tại ngân hàng. Giao dịch viên sẽ thực hiện đón tiếp, giúp khách hàng xử lý các giao dịch liên quan đến tài khoản của họ.
Bộ phận lễ tân: Trong ngân hàng, bộ phận lễ tân cũng sẽ thực hiện nhiệm vụ đón tiếp, xác định nhu cầu và lấy số thứ tự cho khách hàng. Bên cạnh đó, họ cũng có thể đảm nhiệm trực điện thoại, tiếp nhận – chuyển các công văn, tài liệu cần thiết.
Bộ phận kinh doanh: Bao gồm các vị trí như telesale, chuyên viên tư vấn tài chính, chuyên viên tư vấn đầu tư,… Nhiệm vụ chính của bộ phận này chính là tìm kiếm, thuyết phục khách hàng sử dụng các sản phẩm tài chính của doanh nghiệp.
Bộ phận tín dụng: Bao gồm các vị trí như nhân viên tín dụng ngân hàng, nhân viên hỗ trợ tín dụng, nhân viên thẩm định,… Công việc của bộ phận này sẽ xoay quanh những sản phẩm tín dụng mà ngân hàng đang cung cấp.
Bộ phận quan hệ khách hàng: Là bộ phận sẽ thực hiện tiếp nhận các phản hồi, ý kiến đóng góp của khách hàng. Từ đó, giúp khách hàng giải quyết những phản hồi đó trong thời gian nhanh nhất.
Trên đây là bài viết chia sẻ về back office và front office là gì. Hy vọng với những thông tin được cung cấp, bạn cũng sẽ hiểu hơn về sự khác nhau của back office và front office là gì. Đừng quên truy cập ngay vào TopCV nếu bạn đang tìm việc làm ngân hàng nhé.