Trong giao dịch ngân hàng bạn thường hay bắt gặp thuật ngữ số CIF hoặc mã CIF. Vậy thuật ngữ CIF là gì trong ngân hàng? Cơ chế hoạt động của nó ra sao? Có nên chia sẻ mã số CIF này cho người khác hay không? Cùng vieclamnganhang.vn đi tìm hiểu trong bài viết ngày hôm nay nhé!
Thuật ngữ CIF là gì trong ngân hàng?
Thuật ngữ CIF là gì trong ngân hàng? CIF là viết tắt của Customer Information File dịch ra là tệp thông tin khách hàng. Tệp thông tin điện tử này lưu trữ toàn bộ thông tin về tài khoản, các mối quan hệ tín dụng và cả thông tin cá nhân của khách hàng tại ngân hàng đó.
Thông thường số CIF sẽ chứa từ 8 đến 11 chữ số thể hiện tệp thông tin khách hàng. Đương nhiên dù bạn có bao nhiêu tài khoản cũng đều chỉ liên kết với một số CIF duy nhất mà thôi.
Thuật ngữ CIF là gì trong ngân hàng? Số CIF còn được ngân hàng sử dụng để giải mã bất kỳ thông tin tài chính nào đó liên quan đến một khách hàng bao gồm các khoản vay, số dư tài khoản, dư nợ…đồng thời nó còn gồm tất cả các chi tiết để xác minh danh tính của chủ thẻ (KYC) như: đặc điểm nhận dạng, chi tiết địa chi và ID ảnh. Nhờ vậy mà ngân hàng có thể dễ dàng hơn trong việc quản lý và kiểm tra các thông tin của từng khách hàng.
Ví dụ nếu bạn có thẻ tại ngân hàng BIDV thì số thể sẽ có cấu trúc là 9704 18 12345678 123, trong đó 12345678 là số CIF.
>>>Xem thêm: Bộ câu hỏi phỏng vấn lập trình viên Java cơ bản và nâng cao
Số CIF hoạt động như thế nào?
Số CIF có vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp ngân hàng nắm bắt và quản lý các thông tin và dữ liệu mật của một khách hàng tại ngân hàng đó.Vì vậy mỗi số CIF của bạn sẽ được ngân hàng cập nhật hằng ngày nhằm mục đích duy trì tính chính xác của các tài khoản.
Hồ sơ CIF chứa toàn bộ thông tin như số liệu thống kê, số dư tài khoản, giao dịch, loại tài khoản được giữ, lịch sử cho vay, KYC,…Bên cạnh đó các số CIF cũng chứa thêm thông tin về tên, địa chỉ và số điện thoại của bạn, thậm chí là về cả ngày sinh. Do vậy, dù trong bất cứ trường hợp nào bạn cũng không nên chia sẻ các chi tiết tài chính bí mật cho người khác ngoại trừ nhân viên ngân hàng khi dùng để tham chiếu nội bộ của ngân hàng.
Không dừng lại ở đó số CIF còn như một công cụ hỗ trợ các chức năng quản lý cũng như dịch vụ khác mà khách hàng đang sử dụng tại ngân hàng.
Hầu như các ngân hàng thương mại đều dùng mã số CIF này để hiển thị các sản phẩm tín dụng, thẻ tín dụng được sử dụng tại một khách hàng. Qua số CIF ngân hàng phân tích được các thông tin liên quan đến yêu cầu, giao dịch bất kỳ trước đây của ngân hàng để dùng cho mục đích báo chéo từ đó cung cấp đến khách hàng sản phẩm tốt tối ưu hơn.
>>>Xem thêm: Bạn có biết thuật ngữ RM là gì trong ngân hàng?
Phân biệt số thẻ, số CIF và số tài khoản
Dù sở hữu một chiếc thẻ ATM và tài khoản ngân hàng của riêng mình nhưng nhiều khách hàng vẫn còn đang lúng túng để phân biệt giữa 3 thuật ngữ số thẻ, số CIF và số tài khoản.
Cho những ai chưa biết số tài khoản chính là dãy số mà ngân hàng cung cấp cho các chủ sở hữu thẻ dùng trong mục đích thực hiện giao dịch chuyển khoản. Dãy số này được in mặt trong tờ giấy ghi số tài khoản khi bạn nhận thẻ về tay. Thậm chí có một số ngân hàng còn in nổi số tài khoản ngay trên thẻ ở góc dưới bên trái của mặt trước thẻ. Số tài khoản sẽ có từ 9 đến 14 số, trong đó 3 số đầu sẽ cho bạn biết chi nhánh làm thẻ.
Số thẻ chính là dãy số được in nổi trên thẻ ngân hàng. Hiện nay 2 loại thẻ: 12 số và 19 số. Mỗi khách hàng sẽ có một dãy số riêng trên thẻ tuân theo một cấu trúc cụ thể như sau: 4 chữ số đầu biểu thị mã ấn định của nhà nước, 2 chữ số tiếp theo biểu thị mã ngân hàng, 8 chữ số tiếp chính mà mã số CIF, những chữ số còn lại giúp phân biệt tài khoản của khách hàng.
Cụ thể, nếu bạn là chủ thẻ ngân hàng Vietcombank với dãy số được in trên thẻ là 9704 36 68 12345678 123 thì 36 sẽ là mã ngân hàng, 12345678 là số CIF, số 123 cuối cùng chính là dãy số ngẫu nhiên giúp phân biệt các tài khoản của một khách hàng tại ngân hàng đó.
Thuật ngữ cif là gì trong ngân hàng? Cuối cùng số CIF chính là những chữ số nằm trong dãy số được in trên thẻ gồm 8 đến 11 chữ số, tùy thuộc vào số thẻ là 12 hay 19 của mỗi ngân hàng. Số CIF nằm sau mã ấn định nhà nước và mã ngân hàng.
>>>Xem thêm: Bạn có biết thuật ngữ Sme là gì trong ngân hàng?
Có lẽ quan bài viết trên bạn đã biết được thuật ngữ cif là gì trong ngân hàng, cách hoạt động của thuật ngữ này rồi phải không nào? Hy vọng thông tin hữu ích cho bạn trong việc bảo mật thông tin tài khoản của mình trong giao dịch. Đừng quên theo dõi chúng mình để biết thêm được nhiều thông tin bổ ích liên quan nữa nhé!
>>>Xem thêm: Thực tập sinh ngân hàng là làm gì? Có lương không?
Hình ảnh: Sưu tầm