Trong hệ thống ngân hàng Việt Nam có gần 40 tổ chức ngân hàng đang hoạt động. Tuy nhiên trong gần 40 tổ chức này chia làm hai cấp độ là ngân hàng nhà nước và ngân hàng thương mại. Vậy hai cấp độ ngân hàng này có gì khác biệt? Câu trả lời sẽ nằm trong bài viết dưới đây của vieclamnganhang.vn.
Khái niệm ngân hàng nhà nước và ngân hàng thương mại là gì?
Trước khi so sánh hai hình thức ngân hàng nhà nước và ngân hàng thương mại, bạn cần hiểu rõ về khái niệm của mỗi cấp độ ngân hàng. Cụ thể khái niệm từng loại ngân hàng như sau:
Ngân hàng nhà nước hay còn gọi là ngân hàng trung ương. Đây là cơ quan ngân hàng của chính phủ và thực hiện chức năng quản lý tiền tệ và hoạt động của các ngân hàng trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Ngân hàng nhà nước là ngân hàng cấp cao nhất và thực hiện các hoạt động tài chính theo các chính sách của Chính phủ.
Ngân hàng thương mại là ngân hàng kinh doanh tiền tệ nhằm mục đích mang lại lợi nhuận, doanh thu cho các tổ chức. Ngân hàng thương mại có thể trực thuộc quản lý của chính phủ hoặc do tư nhân đứng ra thành lập. Tuy nhiên tất cả các hoạt động của ngân hàng thương mại cần tuân thủ theo chỉ thị và chính sách từ ngân hàng nhà nước.
So sánh ngân hàng nhà nước và ngân hàng thương mại
Vậy hai loại hình này có gì khác nhau? Dưới đây những đặc điểm giống và khác của hai loại hình này.
Giống nhau
Cả ngân hàng nhà nước và ngân hàng thương mại đều ra đời với mục đích cung cấp các dịch vụ tài chính và tiền tệ cho người dân và Chính phủ Việt Nam. Đồng thời, các hoạt động của ngân hàng nhà nước hay ngân hàng thương mại đều phải tuân thủ theo các chính sách tiền tệ do Chính phủ ban hành.
Khác nhau
Hoạt động của ngân hàng nhà nước đặc trưng bởi các yếu tố sau:
- Là ngân hàng cấp cao nhất tại Việt Nam. Ngân hàng nhà nước là tổ chức duy nhất có quyền phát hành tiền và quản lý các hoạt động tiền tệ tại Việt Nam.
- Không thực hiện giao dịch tiền tệ trực tiếp với người dân mà chỉ giao dịch với Chính phủ, Tổ chức tài chính quốc tế cũng như các Ngân hàng thương mại trung gian khác.
- Thuộc quyền sở hữu của Chính phủ và thực hiện các chính sách tiền tệ do Chính phủ ban hành.
Trong khi đó ngân hàng thương mại gồm các đặc điểm hoạt động như sau:
- Là ngân hàng cấp hai trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Ngân hàng thương mại không có quyền tự phát hành tiền tệ mà chỉ thực hiện các hoạt động giao dịch, lưu thông tiền tệ.
- Là trung gian cung cấp các dịch vụ tài chính, tiền tệ cho người dân. Đồng thời, ngân hàng thương mại cũng có thể thực hiện các giao dịch vay vốn với ngân hàng Việt Nam.
- Thuộc quyền sở hữu của nhà nước hoặc do các tổ chức tư nhân thành lập. Ngân hàng thương mại hoạt động tự do nhưng cần tuân thủ theo những chính sách tiền tệ do ngân hàng nhà nước ban hành.
- Mục đích cuối cùng của ngân hàng thương mại là doanh thu, lợi nhuận. Điều này khách với ngân hàng nhà nước chỉ tập trung phát hành và quản lý tiền tệ.
Khái niệm ngân hàng thương mại nhà nước
Bên cạnh hai loại hình ngân hàng nhà nước và ngân hàng thương mại, vẫn còn một loại hình bạn có thể bắt gặp trong ngành ngân hàng, đó là khái niệm ngân hàng thương mại nhà nước. Đây là một loại hình trung gian giữa ngân hàng nhà nước và ngân hàng thương mại.
Cụ thể, ngân hàng thương mại nhà nước là ngân hàng thương mại có 50% hoặc 100% vốn điều lệ thuộc sở hữu của Nhà nước. Vì vậy ngân hàng thuộc sử kiểm soát, điều hành của Chính phủ nhưng vẫn cung cấp các dịch vụ tài chính, tiền tệ cho người dân.
Các loại ngân hàng thương mại nhà nước được phân chia theo tỷ lệ góp vốn của nhà nước. Cụ thể như sau:
- Ngân hàng quốc doanh: Là loại hình ngân hàng thương mại mà nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ. Các ngân hàng quốc doanh bao gồm: Ngân hàng Agribank, ngân hàng GP Bank, ngân hàng Oceanbank, ngân hàng CB.
- Ngân hàng thương mại cổ phần được nhà nước góp vốn trên 50%: Là loại hình ngân hàng được thành lập với sự góp vốn của Nhà nước và cả các tổ chức, cá nhân. Tuy nhiên nguồn vốn của nhà nước chiếm hơn 50% vốn điều lệ trong ngân hàng. Các ngân hàng thương mại cổ phần này bao gồm ngân hàng BIDV, ngân hàng Vietcombank, ngân hàng VietinBank.
Ngân hàng thương mại nhà nước có vai trò quan trọng trong việc điều tiết tình hình tiền tệ trong nước. Đây là các tổ chức tiên phong, đi đầu trong việc thực hiện các chính sách, chỉ thị của nhà nước nhằm ổn định thị trường tiền tệ cũng như đảm bảo an toàn cho hệ thống tín dụng – ngân hàng. Điều này nhằm ổn định kinh tế và tránh các rủi ro lạm phát tiền tệ có thể diễn ra.
Trên đây là toàn bộ thông tin về ngân hàng nhà nước và ngân hàng thương mại mà bạn cần nắm. Nếu bạn đang có ý định theo đuổi ngành ngân hàng thì cần phân biệt rõ ràng hai loại hình ngân hàng này. Đồng thời đừng quên đón đọc các bài viết tiếp theo về ngành ngân hàng để tích lũy các kiến thức cần thiết trong ngành nhé.