Làm sao để giới thiệu bản thân khi phỏng vấn ngân hàng thu hút, ấn tượng là thắc mắc của nhiều ứng viên. Hôm nay, Vieclamnganhang sẽ chia sẻ cho các bạn những lưu ý cực hữu ích giúp gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.
Ý nghĩa của việc giới thiệu bản thân khi phỏng vấn
Bài giới thiệu bản thân khi phỏng vấn được hiểu là khoảng thời gian mà ứng viên sẽ giới thiệu sơ lược về thông tin của mình. Ý nghĩa của việc giới thiệu bản thân khi phỏng vấn là giúp nhà tuyển dụng nắm được những thông tin cơ bản của ứng viên. Đồng thời việc này cũng giúp tạo bầu không khí thoải mái giữa ứng viên và nhà tuyển dụng.
Đặc biệt, bài giới thiệu bản thân cũng là cách ứng viên đánh giá tổng quan về ứng viên qua nhiều yếu tố. Ví dụ như phong thái làm việc, cách sử dụng ngôn từ, thái độ, cách ứng xử, mức độ linh hoạt,…
Làm sao để giới thiệu bản thân khi phỏng vấn thu hút, ấn tượng?
Đối với các ứng viên thì buổi phỏng vấn chính là “cánh cửa cuối cùng” để quyết định họ có phù hợp với doanh nghiệp không. Trong đó, bài giới thiệu bản thân khi phỏng vấn chính là bước đệm đầu tiên cho ứng viên. Vì vậy để có một buổi phỏng vấn tốt đẹp, các ứng viên cần lưu ý một số điều nhau:
Luyện tập nhiều lần cách giới thiệu bản thân
Để bài giới thiệu phỏng vấn trôi chảy và tự tin thì cách tốt nhất là các ứng viên hãy luyện tập tại nhà nhiều lần. Việc luyện tập tại nhà sẽ giúp bạn thuộc một phần bài giới thiệu và hạn chế mắc lỗi trong buổi phỏng vấn.
Bên cạnh đó, việc luyện tập nhiều lần sẽ giúp bạn trau chuốt lại câu từ trong bài giới thiệu. Hãy cố gắng sử dụng những từ ngữ đơn giản và câu văn ngắn gọn. Một bài giới thiệu đầy đủ thông tin mà vẫn ngắn gọn, mạch lạc sẽ là điểm cộng lớn cho bạn.
Luyện tập phong thái, biểu cảm khi phỏng vấn
Để một bài giới thiệu bản thân khi phỏng vấn tốt đẹp thì bên cạnh nội dung, bạn cần luyện tập thêm thần thái và biểu cảm. Không một nhà tuyển dụng nào đánh giá thấp ứng viên có phong thái nhanh nhẹn, linh hoạt và luôn thân thiện cả.
Hãy tập luyện phong thái trình bày thông tin chậm rãi với âm lượng vừa nghe. Điều này sẽ khiến nhà tuyển dụng nhận thấy bạn là người tự tin và có phong thái làm việc tốt. Một mẹo nhỏ cho bạn là hãy nở một nụ cười thật tươi khi bắt đầu giới thiệu, điều này sẽ giúp tạo thiện cảm cho nhà tuyển dụng.
Sử dụng ngôn ngữ cơ thể khi phỏng vấn
Ngôn ngữ cơ thể cũng là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của bài giới thiệu bản thân khi phỏng vấn. Dưới đây là những tư thế tạo cảm giác thoải mái, tự tin mà bạn có thể tham khảo:
- Ngồi thẳng lưng hoặc nghiêng nhẹ về vế trước. Đây là tư thế thể hiện bạn đang lắng nghe nghiêm túc buổi phỏng vấn.
- Đầu và vai cân bằng, mắt nhìn vào người đối diện bạn. Hãy tránh việc ngồi nghiêng ngả hoặc cúi mặt xuống mặt bàn trong buổi phỏng vấn. Điều này thể hiện bạn đang thiếu tự tin hoặc không tôn trọng nhà tuyển dụng.
- Chân khép để thẳng, hãy tránh việc vắt chéo chân hoặc gác chân trong khi đang tham gia phỏng vấn.
Xem thêm: Cách giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh khi phỏng vấn gây ấn tượng
Nội dung cơ bản của một bài giới thiệu bản thân
Về cơ bản, nội dung của một bài giới thiệu bản thân sẽ có ba phần là mở đầu, thân bài và lời cảm ơn. Dưới đây là một dàn bài giới thiệu cơ bản mà bạn có thể tham khảo:
Lời cảm ơn mở đầu
Trước khi bắt đầu bài giới thiệu, bạn nên gửi lời cảm ơn đến nhà tuyển dụng vì đã cho bạn cơ hội tham gia phỏng vấn. Đây là cách thể hiện sự tôn trọng và thái độ chuyên nghiệp của bạn.
Nhiều người thường chủ quan và bỏ qua lời cảm ơn đầu tiên lúc bắt đầu giới thiệu bản thân khi phỏng vấn. Tuy đây chỉ là hành động đơn giản nhưng đó là cách “ngầm” thể hiện bạn là một ứng viên lịch sự và biết cách giao tiếp.
Giới thiệu thông tin cá nhân
Sau khi gửi lời cảm ơn đầu tiên, bạn hãy bắt đầu giới thiệu các thông tin cơ bản như tên tuổi, năm sinh, chuyên ngành,… Sau khi giới thiệu xong bạn có thể hỏi tên, tuổi nhà tuyển dụng để có cách xưng hô hợp lý. Đây cũng là cách giúp bạn và nhà tuyển dụng thoải mái và dễ dàng trao đổi hơn.
Sơ lược trình độ học vấn, chuyên môn
Sau khi trình bày thông tin cơ bản, bạn hãy tiếp tục với phần giới thiệu sơ lược về trình độ học vấn và chuyên môn. Tại sao trong CV công việc đã có mục học vấn và chuyên môn rồi mà ứng viên vẫn cần trình bày lại? Bởi lẽ khi số lượng ứng viên quá đông thì nhà tuyển dụng không thể nắm được hết thông tin của bạn.
Bên cạnh đó, khi viết CV chúng ta thường cố gắng rút gọn thông tin nhất có thể, tránh dài dòng. Vì thế có nhiều thông tin ứng viên khó có thể làm nổi bật trong CV của mình. Việc sơ lược trình độ, học vấn chính là cơ hội giúp bạn ghi dấu ấn tượng với nhà tuyển dụng.
Kinh nghiệm và kỹ năng làm việc
Đối với các nhà tuyển dụng thì phần kinh nghiệm và kỹ năng làm việc luôn được quan tâm hàng đầu. Vì thế các ứng viên nên dành nhiều thời gian để viết phần thông tin giới thiệu này. Hãy nhớ quy tắc là trình bày đủ ý và ngắn gọn để tránh bị lan man trong phần kinh nghiệm việc làm.
Cụ thể, hãy lựa chọn những kinh nghiệm và kỹ năng sáng giá nhất với vị trí mà bạn ứng tuyển. Nếu bạn phỏng vấn giao dịch viên ngân hàng, hãy ghi điểm bằng những kỹ năng như sau:
- Kỹ năng làm việc số liệu
- Kỹ năng giao tiếp (Khi ứng tuyển vị trí giao dịch viên ngân hàng)
- Kỹ năng sử dụng các phần mềm tài chính chuyên dụng
Hãy cố gắng tập trung vào những kỹ năng phục vụ trực tiếp cho vị trí công việc bạn ứng tuyển. Điều này sẽ giúp bạn lọc ý chính và tránh bị loạn thông tin khi trình bày.
Mục tiêu công việc
Một ứng cử viên có mục tiêu công việc rõ ràng sẽ chiếm được thiện cảm của nhà tuyển dụng. Vì thế trong bài giới thiệu bản thân khi phỏng vấn, bạn hãy nói ngắn gọn về mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn của mình. Qua mục tiêu, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá đây là ứng viên có định hướng và tầm nhìn.
Với các bạn muốn ứng tuyển việc làm tại ngân hàng, bạn có thể trình bày mục tiêu mục tiêu 3 tháng – 12 tháng tới trong công việc. Hãy cụ thể hóa mục tiêu và đừng cố đặt mục tiêu quá khả năng của mình.
Xem thêm: Nhân viên ngân hàng là gì? Mô tả công việc.
Nguyện vọng công việc
Ở phần nguyện vọng công việc, ứng viên hãy thể hiện mong muốn được làm việc và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Ngoài ra, ứng viên cũng có thể nêu những nguyện vọng về môi trường làm việc, đào tạo,…
Lời cảm ơn cuối cùng
Sau khi trình bày đầy đủ bài giới thiệu bản thân khi phỏng vấn, hãy gửi lời cảm ơn chân thành đến nhà tuyển dụng. Hãy sử dụng một lời cảm ơn ngắn gọn để bày tỏ thái độ tôn trọng với người tuyển dụng. Đây cũng là câu kết thúc tinh tế giúp bạn kết thúc phần giới thiệu.
Lưu ý giúp chuẩn bị bài giới thiệu bản thân khi phỏng vấn tốt
Dưới đây là một số lưu ý mà bạn có thể tham khảo để chuẩn bị một bài giới thiệu bản thân khi phỏng vấn ấn tượng.
Chuẩn bị tinh thần bình tĩnh
Nội dung hoàn hảo thế nào không cũng thể phát huy tác dụng nếu tinh thần bạn không thoải mái. Vì vậy trước buổi phỏng vấn, hãy chuẩn bị một tâm lý thoải mái và bình tĩnh. Cách tốt nhất để có tâm lý thoải mái là không nghĩ quá nhiều đến buổi phỏng vấn và ngủ một giấc sâu.
Tóm tắt thông tin nhà tuyển dụng
Để bài giới thiệu bản thân khi phỏng vấn thu hút, hãy tìm hiểu thông tin về công ty cũng như vị trí bạn ứng tuyển. Một số thông tin bạn cần tìm hiểu là văn hóa doanh nghiệp, sứ mệnh, giá trị cốt lõi, định hướng phát triển,… Đây không chỉ là cách tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng mà còn giúp bạn đánh giá mức độ phù hợp với doanh nghiệp.
Với những bạn muốn ứng tuyển vào ngân hàng, hãy tìm hiểu những thông tin này trên website hoặc fanpage của ngân hàng đó. Đây là cách giúp nhà tuyển dụng nhận thấy tâm huyết và sự chuyên nghiệp của bạn trong công việc.
Viết bài giới thiệu ra giấy
Để bài giới thiệu bản thân khi phỏng vấn trôi chảy, bạn có thể gạch tóm tắt thông tin chính ra giấy. Đây là cách hiệu quả dành cho các bạn sinh viên mới ra trường, chưa có kinh nghiệm đi phỏng vấn.
Ví dụ, nếu bạn muốn ứng tuyển công việc giao dịch viên tại ngân hàng Agribank Hà Nội. Hãy gạch chân các ý chính về thông tin ngân hàng, thông tin cá nhân và lời cảm ơn để phác thảo bài giới thiệu của mình. Sau đó, hãy tập luyện bài giới thiệu nhiều lần và đảm bảo bạn có thể trình bày tự tin.
Lời cảm ơn nhà tuyển dụng
Tương tự như lời cảm ơn khi bắt đầu thì lời cảm ơn sau khi kết thúc cũng rất quan trọng. Hãy soạn ra lời cảm ơn chân thành, ngắn gọn bày tỏ sự biết ơn vì nhà tuyển dụng đã lắng nghe bài giới thiệu của bạn.
Hy vọng bài viết trong chuyên mục chia sẻ kinh nghiệm này có thể giúp bạn biết cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn thật thu hút và ấn tượng. Việc chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ giúp bạn thể hiện tốt trong buổi phỏng vấn, nâng cao khả năng trúng tuyển. Cuối cùng, đừng quên theo dõi TopCV ngay để biết thêm những kỹ năng nghề nghiệp cũng như tiếp cận nhiều cơ hội làm việc tại các ngân hàng lớn nhé!