Chuyên viên tài chính là vị trí hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của nhiều ứng viên trong ngành tài chính ngân hàng. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ công việc cụ thể của chuyên viên tài chính là gì? Điều này sẽ gây không ít khó khăn cho các ứng viên trong quá trình phỏng vấn việc làm.
Hiểu được những thắc mắc này, ở bài viết dưới đây chúng tôi sẽ đưa ra bản mô tả công việc chi tiết nhất cho vị trí chuyên viên tư vấn tài chính. Đây sẽ là tư liệu tham khảo cho những ứng viên đang có nhu cầu ứng tuyển vào vị trí này.
Chuyên viên tài chính là gì?
Chuyên viên tài chính hay còn gọi là chuyên viên tư vấn tài chính, Finance Specialist, là những người làm việc trong ngành tài chính, ngân hàng, tiền tệ. Đây là vị trí thường có tại những công ty, tập đoàn lớn hoặc các doanh nghiệp nhà nước với nguồn vốn đầu tư khổng lồ. Tuy nhiên đây cũng có thể là một vị trí chuyên môn trong công ty chuyên tư vấn tài chính cá nhân.
Vậy những yếu tố đặc trưng của chuyên viên tài chính là gì? Đây là những người có vốn hiểu biết sâu rộng về nhiều lĩnh vực đầu tư như chứng khoán, bất động sản, ngân hàng,.. Với vốn kiến thức này, họ mới đủ khả năng tư vấn và hỗ trợ khách hàng đưa ra các quyết định đầu tư kinh doanh, tiêu dùng cá nhân để thu về lợi nhuận tốt nhất. Vậy những công việc cụ thể của Finance Specialist là gì?
Công việc cụ thể của chuyên viên tài chính là gì?
Như đã nói ở trên, chuyên viên tài chính sẽ là người tư vấn các giải pháp đầu tư cho khách hàng. Vậy họ cần thực hiện những công việc cụ thể nào để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ mà khách hàng đã giao cho họ? Dưới đây là những công việc mà bạn sẽ phải hoàn thành nếu bạn ứng tuyển vào vị trí này, cụ thể như sau:
Lập các kế hoạch, chiến lược đầu tư tài chính
Dù làm việc ở bất cứ tổ chức, doanh nghiệp nào, làm tư nhân hay ở nhà nước thì lập kế hoạch tài chính luôn là nhiệm vụ đầu tiên mà chuyên viên tài chính cần thực hiện. Họ sẽ tiếp nhận thông tin và yêu cầu từ khách hàng để lên ý tưởng về kế hoạch đầu tư phù hợp nhất.
Song song với việc lên kế hoạch, chuyên viên tài chính cũng cần tính toán các chi phí cần thiết và các trường hợp, rủi ro có thể xảy ra trong tương lai. Dựa vào những yếu tố này, chuyên viên cũng sẽ lựa chọn khoản đầu tư phù hợp trong những khoản sau:
- Đầu tư mở rộng chi nhánh
- Đầu tư mở rộng quy mô nhân sự
- Đầu tư tài chính bên ngoài
- Đầu tư nâng cấp thiết bị
- Đầu tư sản phẩm mới
Quản lý các hoạt động tài chính
Một hoạt động khác của chuyên viên tài chính là quản lý các hoạt động tài chính cho doanh nghiệp. Vậy những trách nhiệm cụ thể của chuyên viên tài chính là gì? Họ sẽ thực hiện giám sát quá trình sử dụng tài chính cho doanh nghiệp như: sử dụng nguồn vốn, lưu chuyển dòng tiền,.. Đồng thời chuyên viên tài chính cần kết hợp với kế toán để quản lý ngân sách, các khoản thu – chi rõ ràng để đảm bảo nguồn vốn được sử dụng hợp lý, hiệu quả.
Tính toán chi phí cho doanh nghiệp
Nhiệm vụ tiếp theo mà chuyên viên tài chính cần thực hiện là tính toán chi phí hoạt động của doanh nghiệp. Cụ thể những chi phí cần thiết mà chuyên viên tài chính cần dự trù là:
- Chi phí sản xuất – kinh doanh
- Chi phí nhân lực
- Chi phí tiêu thụ sản phẩm
- Giá cả sản phẩm (bán lẻ, bán cho đại lý,..)
- Doanh thu và lợi nhuận doanh nghiệp
- Các chi phí phát sinh khác
Thực tế, việc tính toán chi phí cho doanh nghiệp không chỉ là trách nhiệm riêng của chuyên viên tài chính mà còn cần sự phối hợp của các bộ phận khác. Vậy vai trò của chuyên viên tài chính là gì trong quá trình này? Họ sẽ là người phân tích và đưa ra dự báo tài chính của doanh nghiệp trong thời gian tới. Từ đó lựa chọn các chiến lược đầu tư dòng tiền hiệu quả hơn.
Thực hiện báo cáo tài chính
Sau khi lên kế hoạch tài chính, quản lý và giám sát các hoạt động tài chính của doanh nghiệp, chuyên viên tài chính sẽ thực hiện các báo cáo tài chính lên cấp trên. Chức năng của bản báo cáo của chuyên viên tài chính là gì?
Đây sẽ là bản tổng kết các dòng tiền đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp như: tiền vốn, doanh thu, lợi nhuận,… Các bản báo cáo này sẽ được thực hiện định kỳ theo tuần, tháng, quý, năm. Đồng thời từ các số liệu trên, chuyên viên tài chính cũng sẽ có cơ sở để chỉ ra các sai phạm, nguồn vốn thất thoát để có giải pháp xử lý kịp thời.
Đào tạo các hoạt động kế toán, kiểm toán
Bên cạnh các hoạt động nghiệp vụ quản lý tài chính, chuyên viên tài chính cũng thực hiện đào tạo các hoạt động kế toán, kiểm toán cho các nhân viên cấp dưới. Có thể nói kế toán và kiểm toán là hai yếu tố mà chuyên viên tài chính cần nắm rõ khi quản lý dòng tiền của doanh nghiệp. Vì vậy để hỗ trợ tốt cho công việc, chuyên viên tài chính cũng cần đề xuất các chương trình đào tạo nghiệp vụ kế toán, kiểm toán cho doanh nghiệp.
Trên đây là bản mô tả công việc chi tiết nhất của chuyên viên tài chính. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ chuyên viên tài chính là gì cũng như nhiệm vụ mà bạn sẽ phải đảm nhiệm nếu ứng tuyển vị trí này. Chúc bạn có sự chuẩn bị tốt nhất cho buổi phỏng vấn sắp diễn ra.