the-chap-la-gi

Thế chấp là gì? Phân biệt giữa thế chấp và cầm đồ

Chia sẻ kinh nghiệm

Thế chấp và cầm đồ là hai thuật ngữ quen thuộc trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ vay tiền. Tuy nhiên vẫn có nhiều người không hiểu rõ khái niệm thế chấp là gì nên dễ bị nhầm lẫn giữa thế chấp và cầm đồ. Nếu bạn cũng là một trong số đó, vậy thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây cùng vieclamnganhang.vn nhé!

Thế chấp là gì?

Thế chấp là gì? Thế chấp là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản, tức là bên thế chấp mang tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản đó cho bên nhận.

Đây thuộc một trong chín biện pháp bảo đảm theo khoản 2 Điều 292 Bộ luật Dân sự quy định.

>>>Xem thêm: Tổng hợp lãi xuất vay thế chấp các ngân hàng mới nhất 2022

Cầm đồ là gì?

Cầm đồ là hành động cầm cố tài sản tại cửa hàng, cửa hiệu cầm đồ để có được hợp đồng vay tiền.

Cầm đồ là cầm cố tài sản tại cửa hàng, cửa hiệu cầm đồ
Cầm đồ là cầm cố tài sản tại cửa hàng, cửa hiệu cầm đồ

Phân biệt giữa thế chấp và cầm đồ

Thực tế có rất nhiều người cảm thấy mông lung giữa hai khái niệm thế chấp là gì và cầm đồ là gì. Dưới đây là sự so sánh trực quan nhất để bạn hiểu rõ hơn về chúng:

Điểm giống nhau

Điểm giống nhau giữa cầm đồ và thế chấp có thể kể đến như:

  • Cầm đồ và thế chấp đều là những biện pháp nhằm đảm bảo thực hiện nghĩa vụ.
  • Cả hai đều mang tính chất bổ sung cho nhiệm vụ chính.
  • Chúng tạo ra nhằm mục đích nâng cao trách nhiệm của mỗi bên trong mối quan hệ nghĩa vụ.

>>>Xem thêm: Lãi suất thả nổi là gì? Công thức tính lãi suất thả nổi

Cầm đồ và thế chấp mang tính chất bổ sung cho nhiệm vụ chính
Cầm đồ và thế chấp mang tính chất bổ sung cho nhiệm vụ chính

Điểm khác nhau

Điểm khác nhau giữa cầm đồ và thế chấp là:

Cầm đồ Thế chấp
Khái niệmĐiều 309 Bộ luật Dân sự 2015 có nếu rõ: Cầm cố là việc một bên cầm cố thực hiện giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên nhận để đảm bảo thực hiện đúng nghĩa vụ các bên. Điều 317 Bộ luật Dân sự 2015 có ghi:Thế chấp là gì? Thế chấp là việc một bên thế chấp dùng tài sản thuộc sở hữu để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản  cho bên nhận.
Đối tượngĐối tượng cầm đồ thường là dạng tài sản như bất động sản và phải được chuyển giao.Đối tượng của thế chấp cũng là bất động sản nhưng không được chuyển giao.
Về hình thứcKhi cầm đồ với những sản phẩm bất động thì bạn có thể chọn hình thức bằng miệng hoặc bằng văn bản cụ thể.Còn bối với các sản phẩm là bất động sản thì bắt buộc phải bằng văn bản.Thế chấp bắt buộc phải dùng văn bản ghi nhớ lại.
Nghĩa vụ của bên nhậnChịu trách nhiệm bảo quản, giữ gìn nguyên vẹn tài sản cầm đồ. Sẽ phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp làm mất, thất lạc hoặc hư hỏng.Tuyệt đối không được bán, trao đổi, tặng cho hoặc sử dụng tài sản cầm đồ trong một nghĩa vụ khác.Nghiêm cấm hành vi cho thuê, cho mượn để hưởng công dụng, lợi nhuận từ tài sản cầm cố nếu không có thỏa thuận từ trước đó.Thời điểm nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt hoặc bị thay thế bên cầm đồ cần phải trả lại tài sản và giấy tờ đi kèm.Ngay khi chấm dứt thế chấp thì giấy tờ được trả lại cho bên thế chấp nếu giữ giấy tờ.Thực hiện các thủ tục tài sản thế chấp theo đúng quy định pháp luật.
Quyền của bên nhận Được phép yêu cầu người đang giữ và sử dụng sai pháp luật tài sản cầm cố trả lại.Tiến hành xử lý tài sản cầm cố theo quy định pháp luật hoặc theo thỏa thuận hai bên.Có thể cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng tài sản cầm cố và hưởng lợi nhuận nếu đã thỏa thuận.Được nhận chi phí bảo quản khi đã trả lại tài sản cầm cố.Có quyền xem xét, kiểm tra trực tiếp tài sản thế chấp, nhưng nghiêm cấm hành vi cản trở, gây khó khăn. Có quyền đòi hỏi bên thế chấp cập nhật thông tin về thực trạng tài sản thế chấp.Được quyền yêu cầu bên thế chấp áp dụng các biện pháp bảo toàn, giữ gìn tài sản.Tuân thủ việc đăng ký thế chấp theo quy định của pháp luật.Trong trường hợp bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện sai nghĩa vụ được phép yêu cầu giao lại tài sản.Được phép giữ giấy tờ thế chấp nếu đã có thỏa thuận.Tài sản theo quy định tại Điều 299 của Bộ luật này sẽ cần phải xử lý.
Thời điểm có hiệu lực đối kháng Bắt đầu từ lúc bên nhận cầm đồ nắm giữ tài sản.Thời điểm kể từ thời điểm đăng ký nếu tài sản cầm đồ là bất động sản. Bắt đầu từ thời điểm đăng ký
Độ rủi ro Việc giữ được tài sản giá trị trong tay và có quyền trong việc bán, trao đổi tài sản cầm cố trong trường hợp nghĩa vụ bị sai hoặc không được thực hiện. Đó là lý do bên nhận ít rủi ro hơn.Không được nắm giữ tài sản thế chấp nên bên nhận thế chấp sẽ rủi ro cao hơn.

Trên đây là những thông tin để giải thích khái niệm Thế chấp là gì? Phân biệt giữa thế chấp và cầm đồ. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nó, tránh mắc sai lầm đáng tiếc khi  thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản.

>>>Xem thêm: ALM là gì? Làm sao để ứng tuyển vào vị trí chuyên viên ALM?

Hình ảnh: Sưu tầm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *