RM-trong-ngan-hang-la-gi

RM trong ngân hàng là gì? Bản mô tả chi tiết công việc của RM

Chia sẻ kinh nghiệm

RM là một trong những vị trí ít người biết đến trong ngân hàng. Họ thường đóng vai trò đem lại sự hài lòng và kết nối giữa khách hàng và ngân hàng. Tuy vậy, nhiều bạn chưa thực sự hiểu về vị trí RM trong ngân hàng là gì. Nếu bạn cũng đang tìm hiểu về RM trong ngân hàng là gì, bài viết chi tiết dưới đây của vieclamnganhang.vn sẽ giúp ích cho bạn.

Đôi nét về RM trong ngân hàng là gì?

RM – Relationship Manager – chuyên viên quản trị quan hệ khách hàng. Họ sẽ là người chịu trách nhiệm thiết lập, duy trì mối quan hệ, hoạt động với khách hàng. Mục tiêu chung của vị trí này là đảm bảo cho quá trình hoạt động, kinh doanh của ngân hàng được tăng trưởng ổn định.

Đôi nét về RM trong ngân hàng là gì?
Đôi nét về RM trong ngân hàng là gì?

Relationship Manager đóng vai trò quan trọng trong các ngân hàng. Công việc của họ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mối quan hệ của khách hàng, tỷ lệ quay lại của khách hàng. Từ đó ảnh hưởng đến doanh thu của ngân hàng. Ngoài ra, các RM cũng có thể làm việc tại các công ty chứng khoán, bảo hiểm, các tập đoàn tài chính, công ty cung cấp dịch vụ, giải pháp doanh nghiệp.

>>>Xem thêm: Tips phỏng vấn vị trí nhân viên ngân hàng không thể bỏ qua

Bản mô tả chi tiết công việc của RM trong ngân hàng

Để hiểu hơn về vị trí RM trong ngân hàng là gì, bạn nên tìm hiểu về công việc, yêu cầu cũng như mức thu nhập của vị trí này. Cụ thể gồm những thông tin như sau:

Công việc của RM trong ngân hàng là gì?

Mỗi RM thường sẽ tùy thuộc vào khách hàng mà mình quản trị, sẽ có công việc, nhiệm vụ khác nhau. Thường sẽ bao gồm khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. Bạn có thể tham khảo một số nhiệm vụ, công việc phổ biến của Relationship Manager trong ngân hàng như sau:

Quản trị quan hệ khách hàng – CRM:

  • Làm việc trực tiếp với các khách hàng cá nhân, các giám đốc điều hành, quản lý tài chính, quản lý bán hàng, kỹ thuật,…
  • Trực tiếp làm việc với khách hàng để có thể đưa ra những chiến lược, phương thức giúp thúc đẩy quan hệ với khách hàng.
  • Áp dụng chuyên môn và quản trị, duy trì mối quan hệ với khách hàng để giúp tăng sự hài lòng khi trải nghiệm các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng.

Quản trị quan hệ kinh doanh – BRM

  • Giám sát bộ phận kinh doanh, liên lạc với những phòng ban nội bộ khác trong khách hàng để đảm bảo được ngân sách, chi phí hoạt động của ngân hàng.
  • Quản lý mối quan hệ của bộ phận/phòng ban trong ngân hàng.
  • Theo dõi các dữ liệu, cách các bộ phận trong ngân hàng thực hiện tương tác với đối tác, khách hàng.

Một số công việc, nhiệm vụ khác

  • Tạo mối quan hệ bền chặt giữa ngân hàng và khách hàng.
  • Hỗ trợ xây dựng những mối quan hệ kinh doanh kiểu mới của ngân hàng.
  • Xác định yếu tố quan trọng với đối tác, khách hàng là gì để xây dựng mối quan hệ đa lợi ích.
  • Kịp thời thực hiện giải quyết các khiếu nại từ khách hàng.
  • Tiếp tục duy trì các mối quan hệ của khách hàng.
  • Thực hiện các báo cáo theo yêu cầu của quản lý trực tiếp.

>>>Xem thêm: Kế toán ngân hàng là gì? Mô tả công việc

Nhiệm vụ chính của RM trong ngân hàng là duy trì mối quan hệ với khách hàng
Nhiệm vụ chính của RM trong ngân hàng là duy trì mối quan hệ với khách hàng

Yêu cầu tuyển dụng RM trong ngân hàng là gì?

Có thể thấy với những thông tin về mô tả công việc của RM trong ngân hàng là gì ở trên, đây là một vị trí tương đối gặp nhiều áp lực trong công việc. Họ cũng là một trong những “mắt xích” tạo nên sự phát triển, doanh thu của ngân hàng. Do đó, yêu cầu, tiêu chí tuyển dụng của vị trí này tương đối khắt khe.

Tùy thuộc vào mỗi ngân hàng, sẽ có những yêu cầu của vị trí này sẽ khác nhau. Tuy vậy, bạn cũng có thể tham khảo một số yêu cầu, tiêu chí cơ bản như sau:

Yêu cầu về chuyên môn

  • Tốt nghiệp các chuyên ngành liên quan đến kinh tế, quản trị kinh doanh, PR, quan hệ công chúng,… là một lợi thế.
  • Có kiến thức liên quan đến quản trị con người, quản trị hệ thống, quản trị quan hệ khách hàng.
  • Có kinh nghiệm làm việc tại các vị trí tương tự là một lợi thế.
  • Hiểu biết về lĩnh vực ngân hàng.

Yêu cầu về tố chất, kỹ năng mềm

  • Có kỹ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề, đàm phán, thuyết phục linh hoạt.
  • Có kỹ năng nuôi dưỡng, duy trì các mối quan hệ.
  • Có tư duy chiến lược, kỹ năng làm việc nhóm, làm việc độc lập.
  • Có khả năng lãnh đạo, quản lý công việc, thời gian hợp lý.
  • Chịu được áp lực trong công việc, tỉ mỉ, cẩn thận.

>>>Xem thêm: Nhân viên thanh toán quốc tế là gì? Mô tả công việc

Mức thu nhập của RM trong ngân hàng

Tùy thuộc vào quy mô ngân hàng làm việc, mức lương của RM có thể khác nhau. Tuy vậy, nhìn chung mức trung bình của vị trí này sẽ từ 15.000.000 – 30.000.000 đồng/tháng cho những bạn có kinh nghiệm lâu năm. Đối với những bạn mới ra trường, có kinh nghiệm dưới 1 năm, mức thu nhập thường từ 10.000.000 đồng/tháng.

Bên cạnh mức lương cơ bạn, vị trí RM trong ngân hàng còn có thể nhận được thêm các khoản phụ cấp, thưởng theo chế độ của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ nhận được những chế độ khác như lương tháng 13, thưởng lễ tết, hiếu hỷ,…

Mức thu nhập của RM trong ngân hàng khá hấp dẫn
Mức thu nhập của RM trong ngân hàng khá hấp dẫn

Trên đây là những thông tin mà bạn cần biết về RM trong ngân hàng. Hy vọng với bài viết này, bạn sẽ hiểu hơn về RM trong ngân hàng là gì, công việc và nhiệm vụ của RM trong ngân hàng là gì. Đừng quên theo dõi các bài viết khác cùng chuyên mục này để cập nhật các tin tức thú vị khác liên quan đến lĩnh vực ngân hàng.

>>>Xem thêm: Bộ 30 câu hỏi phỏng vấn lập trình viên .NET thường gặp nhất

Hình ảnh: Sưu tầm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *