chuyen-vien-alm-1

ALM là gì? Làm sao để ứng tuyển vào vị trí chuyên viên ALM?

Chia sẻ kinh nghiệm

Hiện nay, các hoạt động tài chính của một tổ chức hay ngân hàng luôn tiềm ẩn rủi ro nhất định. Do vậy, sự xuất hiện của ALM như “vị cứu tinh” hỗ trợ phân tích và rà soát rủi ro có thể ập đến bất cứ lúc nào trong hệ thống. Vậy ALM là gì? Công việc của một chuyên viên ALM cần có kiến thức, tố chất và kỹ năng nào? Hãy cùng vieclamnganhang.vn khám phá chi tiết ngay dưới bài viết này nhé!

Đôi nét về ALM là gì?

ALM – Quản lý tài sản và nợ phải trả (Asset and liability management) – là một hoạt động quản lý rủi ro tài chính phát sinh, xuất phát từ sự không trùng khớp giữa tài sản và nợ phải trả. Đây cũng được xem như là thành phần nằm trong chiến lược đầu tư vào kế toán tài chính.

Bên cạnh đó, ALM là yếu tố đứng giữa việc lập kế hoạch chiến lược và quản lý rủi ro. Nói cách khác, ALM sẽ tập trung vào mục đích dài hạn hơn là giảm thiểu rủi ro trước mắt và là quá trình tối đa hóa tài sản nhằm đáp ứng những khoản nợ phức tạp có thể làm tăng khả năng sinh lời.

Không những thế, hoạt động trong ALM còn bao gồm cả việc phân bổ và quản lý tài sản, vốn chủ sở hữu, lãi suất và quản lý rủi ro tín dụng. Tất cả điều này nhằm tối ưu hóa và quản lý môi trường vốn cũng như pháp lý địa phương. Thông thường, những việc liên quan đến ALM sẽ đối chiếu và so sánh giữa tài sản thụ động với nợ phải trả, sau khi rút ra khoản thặng dư phù hợp sẽ được quản lý một cách bài bản nhất.

>>>Xem thêm: Quản trị viên tài chính là gì? Bí quyết để quản trị tài chính giỏi

ALM (Asset and liability management) là một hoạt động quản lý rủi ro trong lĩnh vực tài chính.
ALM (Asset and liability management) là một hoạt động quản lý rủi ro trong lĩnh vực tài chính.

“Tất tần tật” điều cần biết khi ứng tuyển vào vị trí chuyên viên ALM

Bắt nguồn từ những rủi ro đầy rẫy trong lĩnh vực tài chính, nhiều công ty và nhất là các ngân hàng hiện nay đều đang chiêu mộ nhân tài là những chuyên viên về ALM. Nếu đây là con đường và hướng đi mà bạn chọn, cùng xem qua những thông tin sơ lược về vị trí này ngay trong phần tiếp theo.

Hiểu biết về mục tiêu và phạm vi của ALM

Các vai trò và phạm vi của ALM có thể thay đổi đáng kể giữa một ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính. Quá trình này còn tùy thuộc vào mô hình kinh doanh được áp dụng và bao gồm trong đó nhiều rủi ro khác nhau.

Ở giai đoạn hiện nay, những hoạt động ALM truyền thống tập trung vào rủi ro lãi suất và rủi ro thanh khoản. Bởi lẽ, những yếu tố này đại diện cho những rủi ro nổi bật nhất, ảnh hưởng đến bảng cân đối kế toán của tổ chức, do có yêu cầu sự phối hợp giữa tài sản và nợ phải trả.

Mặt khác, trong bối cảnh lúc này, ALM cũng được nhiều chuyên gia tài chính tìm cách mở rộng các nhiệm vụ, chẳng hạn như quản lý rủi ro ngoại hối và vốn. Theo khảo sát tiêu chuẩn quản lý Bảng cân đối kế toán được thực hiện vào năm 2009 bởi công ty kiểm toán và tư vấn PricewaterhouseCoopers (PwC), có 51% trong số 43 tổ chức tài chính tham gia vào việc quản lý vốn trong đơn vị ALM của họ.

>>>Xem thêm: Kinh nghiệm phỏng vấn ngân hàng cho một số vị trí quan trọng

Trong bối cảnh hiện tại, các hoạt động ALM tập trung phần lớn vào rủi ro lãi suất và thanh khoản.
Trong bối cảnh hiện tại, các hoạt động ALM tập trung phần lớn vào rủi ro lãi suất và thanh khoản.

Để giúp bạn là một chuyên viên ALM trong tương lai gần hiểu rõ phạm vi chức năng của ALM ở một mức độ lớn hơn, dưới đây là những quá trình mà bạn nên nắm chắc:

  • Rủi ro thanh khoản;
  • Rủi ro lãi suất;
  • Rủi ro thị trường vốn;
  • Quản lý rủi ro tiền tệ;
  • Cấp vốn và quản lý vốn;
  • Lập kế hoạch và tăng trưởng lợi nhuận;
  • ALM giải quyết các khía cạnh liên quan đến rủi ro tín dụng (tiền mặt, đầu tư và cho vay) trên bảng cân đối kế toán.

Tố chất và kỹ năng cần có của một chuyên viên ALM

Trong khi “bức tranh” về lĩnh vực tài chính đã thay đổi lớn, thì nhiều ngân hàng hay tổ chức tài chính đã có hành động kịp thời cho việc trọng dụng và đào tạo chuyên sâu ALM. Đặc biệt, quá trình này phải thích hợp và hợp xu thế của những cách thức kinh doanh mới.

Như một số chia sẻ về sự quan trọng của ALM ở trên, các chuyên viên ALM phải nắm chắc kiến thức về thị trường, cơ chế liên quan đến tài chính, biết rõ về quy trình quản lý rủi ro,… Chưa hết, bạn cũng phải nằm lòng các kiến thức luật pháp liên quan đến công việc của mình. Chưa dừng lại ở đó, do nhiệm vụ khá đặc thù của ALM, nhiều công ty thường có yêu cầu nhất định cho các ứng viên, thường ưu tiên những ai có kinh nghiệm khoảng từ 2 năm trở đi.

Trong nội dung công việc cụ thể của chuyên viên ALM, thấy rằng các kỹ năng và tố chất cần thiết mà bạn nên tích lũy cho bản thân nhằm đem đến hiệu quả cao như: kỹ năng giao tiếp, đàm phán, thương lượng, mở rộng mạng lưới và duy trì mối quan hệ,…

Chưa hết, bạn cũng nên tập luyện một “bộ óc” có tư duy logic, quan sát, phân tích, đánh giá trong quá trình làm việc. Ngoài ra, trở thành một chuyên viên tiềm năng về ALM thì bạn cũng nên có tinh thần và trách nhiệm cao, cùng khả năng hoàn thành đúng tiến độ công việc.

>>>Xem thêm: Tổng hợp câu hỏi phỏng vấn ngân hàng phổ biến nhất hiện nay

Những kỹ năng và phẩm chất cần thiết của một chuyên viên ALM.
Những kỹ năng và phẩm chất cần thiết của một chuyên viên ALM.

Hoạt động của một chuyên viên ALM trong thực tế

Trên thực tế, công việc mà một chuyên viên ALM sẽ đảm nhận là người chịu trách nhiệm quản lý tài sản. Cụ thể:

  • Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh và giao dịch công ty, chẳng hạn như: chứng khoán, lãi suất, trái phiếu, tín phiếu, vay nợ, vốn,…
  • Trực tiếp đánh giá và kiểm soát hoạt động doanh nghiệp về lãi suất hay tính thanh khoản, dựa vào đó đưa ra quyết định nhằm hạn chế rủi ro của các khoản vay.
  • Chuyên viên ALM sẽ là người theo dõi và giám sát tính toán các bảng cân đối về tài sản cố định, nợ.
  • Lập và triển khai kế hoạch, chịu trách nhiệm thực thi các dự án liên quan đến ALM.
  • Hỗ trợ quản lý thặng dư xuyên suốt quá trình hoạt động của công ty.
  • Luôn tham gia vào những chương trình bồi dưỡng, huấn luyện, đào tạo nghiệp vụ về ALM.

Có thể thấy rằng vị trí chuyên viên ALM rất quan trọng trong một tổ chức tài chính. Mong rằng với bài viết này đã giúp bạn hiểu phần nào về ALM và những thông tin liên quan đến thuật ngữ chuyên ngành này. Đừng quên cập nhật thêm các tin mới về việc làm và tuyển dụng trong thư mục này bạn nhé!

>>>Xem thêm: Core Banking là gì? Giải pháp cho ngân hàng 4.0 bạn nên biết

Hình ảnh: Sưu tầm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *