Kiểm toán nội bộ được xem là một công cụ để quản trị trong các tổ chức ngân hàng nói riêng và các doanh nghiệp nói chung. Hãy cùng Vieclamnganhang tham khảo về quy trình kiểm toán nội bộ ngân hàng như thế nào nhé.
Bước 1: Lập đề cương kiểm toán nội bộ
Bước đầu tiên trong quy trình kiểm toán nội bộ ngân hàng đấy chính là lập các đề cương liên quan đến hoạt động này. Đề cương kiểm toán nội bộ sẽ bao gồm:
- Kế hoạch, thời gian thực hiện kiểm toán.
- Nguồn lực cần thiết, phân công công việc để thực hiện kiểm toán. thông thường sẽ bao gồm những vị trí như kế toán viên (KTV) và trưởng nhóm.
- Phạm vi, nội dung của quy trình kiểm toán nội bộ ngân hàng.
Bước 2: Chuẩn bị số liệu, tài liệu liên quan
Sau khi đã lập đề cương thì cần phải chuẩn bị các số liệu cũng như tài liệu liên quan đến quá trình thực hiện kiểm toán nội bộ ngân hàng. Những số liệu và tài liệu này có thể bao gồm:
- Tổng hợp Thông tin quá trình hoạt động của ngân hàng. Ví dụ như các tài liệu liên quan đến báo cáo thu nhập chi phí, tổng kết tài sản,…
- Các báo cáo, hồ sơ kiểm toán và tài liệu liên quan trước đó.
- Tập hợp, phân tích các thông tin liên quan đến đối tượng được kiểm toán trong ngân hàng.
- Chuẩn bị những phương tiện cần thiết cho hoạt động kiểm toán như máy tính, các biểu mẫu hoặc máy ghi âm.
Bước 3: Thực hiện hoạt động kiểm toán
Đây là bước quan trọng và gần như là chính yếu trong quy trình kiểm toán nội bộ ngân hàng. Với bước này sẽ bao gồm các hoạt động chính như sau:
Kiểm toán hoạt động tín dụng
Bao gồm các thông tin:
- Tình hình, bố trí nhân sự trong phòng tín dụng của chi nhánh kiểm toán.
- Kiểm tra việc tuân thủ cũng như chấp hành các luật pháp liên quan đến hoạt động tín dụng.
- Kiểm tra về tính ủy quyền/thẩm quyền phê duyệt những vấn đề liên quan đến hoạt động tín dụng tại ngân hàng.
Tìm hiểu thêm: Nhân viên tư vấn tín dụng là làm gì? Thu nhập ra sao?
Kiểm toán về hoạt động giao dịch ngân quỹ
Bao gồm các thông tin:
- Nghiệp vụ tiền gửi thanh toán, thu phí giao dịch khi sử dụng tài khoản tiền gửi thanh toán.
- Nghiệp vụ liên quan đến tiền gửi tiết kiệm như đối tượng, lãi suất, kỳ hạn,…
- Nghiệp vụ liên quan đến như phát hành, thanh toán, gia hạn,…
- Nghiệp vụ liên quan đến quản lý ấn chỉ.
- Nghiệp vụ kho quỹ như niêm phong tiền mặt, thu chi tiền mặt,…
- Nghiệp vụ về hoạt động thanh toán quốc tế như nhờ thu, hối phiếu, chuyển tiền,…
- Kiểm tra các hoạt động kế toán khác trong ngân hàng.
Kiểm toán liên quan đến công nghệ thông tin
Bao gồm những nội dung sau:
- Phạm vi sẽ được thực hiện tại khối công nghệ thông tin hội sở.
- Kiểm toán tại phòng vận hành hệ thống bao gồm kiểm tra bộ phận mạng diện rộng, bộ phận an ninh mạng là bộ phận mạng máy tính cục bộ của ngân hàng.
- Kiểm tra về bộ phận cơ sở dữ liệu, hệ thống Flexcube,… Và các vấn đề khác tại phòng Corebank.
- Những vấn đề liên quan đến kiểm toán công nghệ thông tin khác bao gồm như phòng kỹ thuật thẻ, phòng Ebank, các chính sách an ninh hệ thống thông tin,… của ngân hàng.
Bước 4: Lập báo cáo và lấy ý kiến KTV
Sau khi nội dung quan trọng nhất của quy trình kiểm toán nội bộ ngân hàng được thực hiện thì các kế toán viên sẽ phát hành một bản báo cáo kiểm toán có ký tên bằng văn bản. trong báo cáo kiểm toán này cần phải trình bày rõ nội dung và phạm vi kiểm toán, những đánh giá cũng như kết luận về nội dung và đưa ra ý kiến của kế toán viên.
Bước 5: Đánh giá hoạt động kiểm toán
Sau khi lấy ý kiến từ kế toán viên thì sẽ bắt đầu thực hiện đánh giá công việc kiểm toán. Quá trình đánh giá này sẽ được thực hiện tại cuộc họp giữa trưởng ban kế toán nội bộ, các thành viên Liên quan và người phụ trách đợt kế toán. Sau cuộc họp, các ý kiến và tổng kết sẽ được lập biên bản và lưu hồ sơ kiểm toán.
Bước 6: Thực hiện theo dõi sau kiểm toán
Bước cuối cùng của quy trình kiểm toán nội bộ ngân hàng đấy chính là phải thực hiện theo dõi sau kiểm toán. Cụ thể bao gồm:
- Kế toán viên sẽ cần dùng một bộ hồ sơ riêng để quản lý, theo dõi các bản phúc đáp sau kiểm toán.
- Sử dụng các báo cáo kiểm toán như một bản kiểm tra và đối chiếu từng thời điểm với văn bản trả lời.
- Thực hiện thảo luận với đối tượng được kiểm toán về bất kỳ thành phần nào không được rõ ràng hoặc không được đề cập tới.
- Đánh giá các rủi ro trong kiểm toán Nội Bộ dựa trên điều kiện đã sửa đổi.
- Kế toán viên cần gửi một bạn báo cáo theo dõi sau kiểm toán cho những người đã nhận báo cáo kiểm toán trước đó.
Trên đây quy trình kiểm toán nội bộ ngân hàng mà bạn có thể tham khảo và áp dụng. Hy vọng bài viết chia sẻ kinh nghiệm về quy trình kiểm toán nội bộ ngân hàng này sẽ hữu ích cho bạn. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể truy cập vào TopCV tìm kiếm nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn liên quan đến vị trí nhân viên kiểm toán nội bộ ngân hàng nhé.