Công tác làm việc tại ngân hàng chính là mục tiêu và ước mơ của nhiều người. Do bởi đây là môi trường không chỉ giúp học hỏi và tích lũy kinh nghiệm, mà còn nhận lương thưởng và đãi ngộ cao. Đặc biệt, chuyên viên khách hàng cá nhân là một vị trí đang rất thu hút và được nhiều người lựa chọn. Vậy bạn cần phải biết thông tin quan trọng nào trước khi ứng tuyển? Hãy cùng vieclamnganhang.vn khám phá ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Chuyên viên khách hàng cá nhân là gì?
Về khái niệm, chuyên viên khách hàng cá nhân là người sẽ tiếp xúc và làm việc trực tiếp với khách hàng. Cụ thể, bạn sẽ tư vấn và hỗ trợ khách hàng chọn các sản phẩm mà ngân hàng cung cấp, chẳng hạn như: thẻ ngân hàng hay tín dụng, khoản vay nợ, tiền gửi tiết kiệm, bảo hiểm,… Thêm nữa, bạn cũng sẽ là người tiếp nhận và kiểm tra các loại hồ sơ của khách trước lúc chuyển sang những bộ phận khác nhằm thẩm định lại.
Hiện nay, ở nhiều ngân hàng lớn nhỏ thì vị trí chuyên viên này là một trong những vị trí quan trọng ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của tổ chức. Bởi vì đây là “bộ mặt” của ngân hàng, tiếp xúc trực tiếp làm việc với khách hàng, là “tấm khiên” chắn các tình huống xấu phát sinh không lường trước. Do vậy, khi có mong muốn công tác tại vị trí này thì ít nhiều bạn phải chịu được áp lực và cần có tố chất nhất định.
>>>Xem thêm: Nhân viên dịch vụ khách hàng tiền vay là gì? – Kỹ năng cần có
Những áp lực “khó nói” của chuyên viên khách hàng cá nhân
Nhìn chung, công việc nào cũng đều tồn tại áp lực riêng biệt, nhưng đối với vị trí này thường sẽ đối mặt với những thách thức. Cụ thể:
- Thời gian: Không một người sếp hoặc khách hàng nào lại thích một người xử lý tiến độ công việc chậm chạp. Đây là một tiêu chuẩn rất quan trọng của ngành dịch vụ nói chung, đặc biệt là ngành tài chính – ngân hàng.
- Doanh số: Hầu hết ngân hàng đều đưa ra chỉ tiêu về doanh số nhằm thúc đẩy nhân viên “tăng tốc” quá trình làm việc. Vì vậy, việc không đạt doanh số thì bạn có thể đối diện với các vấn đề như giảm lương thưởng, không có thiện cảm từ sếp,…
- Trách nhiệm công việc: Khi công tác tại vị trí này, bạn sẽ là người tìm kiếm khách hàng hay thẩm định các loại hồ sơ. Thế nên, bạn cũng phải chịu trách nhiệm cho các tổn thất xảy ra, nhất là trường hợp khách hàng không thể trả được nợ.
- Sự chính xác: Chuyên viên khách hàng cá nhân là người tiếp xúc khách hàng đầu tiên, thế nên bạn sẽ cần phải có sự chính xác khi làm việc. Do bởi nếu thẩm định hồ sơ không chuẩn chỉnh sẽ xảy ra nhiều hậu quả rất nghiêm trọng.
>>>Xem thêm: Nghiệp vụ giao dịch viên là làm gì? Những tố chất cần có
Những tố chất và kỹ năng của chuyên viên khách hàng cá nhân
Có thể nói, chuyên viên khách hàng cá nhân là vị trí không thể thiếu ở nhiều ngân hàng hiện nay. Vậy thì các tố chất và kỹ năng mà bạn cần trang bị trước khi ứng tuyển là gì? Theo đó, khi công tác tại vị trí này, bạn nên có một số kỹ năng mềm và kiến thức chuyên môn nghiệp vụ như sau.
Thứ nhất là đức tính trung thực, chính vì các hành vi không mang tính trung thực sẽ dẫn đến hậu quả nặng nề cho nhân viên và cả ngân hàng.
Thứ hai là khả năng về tư duy, nhanh nhẹn, linh hoạt, có sự chủ động cũng như biết nắm bắt thời cơ. Do bởi những yếu tố căn bản này sẽ hỗ trợ người chuyên viên tìm kiếm được nhiều khách hàng và giúp họ hài lòng khi trải nghiệm sản phẩm/ dịch vụ mà bạn tư vấn.
Thứ ba là bạn phải trang bị nền tảng kiến thức chuyên môn liên quan đến tín dụng, kiến thức về kinh tế tổng hợp. Thêm vào đó, bạn cũng cần tập khả năng phân tích tình huống hiệu quả, nhanh chóng và chính xác, nên cần sự quyết đoán và có chính kiến trong quá trình làm việc.
>>>Xem thêm: Bạn có biết thuật ngữ casa trong ngân hàng là gì?
Lộ trình thăng tiến của chuyên viên khách hàng cá nhân
Thăng tiến công việc là yếu tố mà bất cứ ai đã và đang đi làm đều quan tâm hơn cả. Vậy với một chuyên viên khách hàng, có cơ hội nào để bạn có thể phát triển và vươn đến vị trí cao hơn?
Dưới đây là một lộ trình thăng tiến của chuyên viên khách hàng mà bạn có thể tham khảo. Bạn lưu ý là lộ trình này mang tính chất chung và cơ bản, dựa trên số năm kinh nghiệm đã công tác làm việc, đặc biệt là phù hợp với các tiêu chí nhất định được các ngân hàng đánh giá.
- Năm đầu đến 2 năm kinh nghiệm: Chuyên viên khách hàng cá nhân;
- Từ 2 đến 3 năm kinh nghiệm: Trưởng nhóm khách hàng cá nhân;
- Từ 3 đến 5 năm kinh nghiệm: Phó hoặc Trưởng phòng khách hàng cá nhân;
- Từ 5 đến 7 năm kinh nghiệm: Phó hoặc Giám đốc chi nhánh;
- Từ 7 đến 10 năm kinh nghiệm: Giám đốc phê duyệt hoặc những chức vụ tương đương cấp bậc tại Hội sở.
Ở trên là một số chia sẻ về vị trí chuyên viên khách hàng cá nhân nếu như bạn đang có mong muốn ứng tuyển vào ngân hàng. Mong rằng qua thông tin hữu ích của bài viết đã đem đến cho bạn góc nhìn chung về ngành nghề này. Chúc bạn sớm tìm được công việc ưng ý cho bản thân mình nhé!
>>>Xem thêm: Bạn có biết thuật ngữ Sme là gì trong ngân hàng?
Hình ảnh: Sưu tầm