Được làm việc tại các ngân hàng là mơ ước của nhiều người. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ các vị trí công việc ngân hàng và cơ hội thăng tiến ngân hàng. Trong bài viết dưới đây, vieclamnganhang.vn sẽ giúp bạn làm sáng tỏ những vấn đề trên để hiểu hơn về công việc đầy tiềm năng này nhé.
Chuyên viên ngân hàng là gì?
Chuyên viên ngân hàng là thuật ngữ chung để chỉ những người làm việc tại ngân hàng ở các bộ phận khác nhau như: giao dịch viên, dịch vụ khách hàng, thanh toán quốc tế, tín dụng,… Họ sẽ đảm nhận những công việc riêng biệt với mức lương và cơ hội thăng tiến ngân hàng khác nhau.
Các vị trí ngân hàng bao gồm:
Nhân viên quản trị rủi ro
Khi nhắc đến thuật ngữ này chắc hẳn nhiều người cảm thấy khá xa lạ. Tuy nhiên, đây là một vị trí được đánh giá khá quan trọng tại ngân hàng giúp phân tích, dự báo các rủi ro có thể xảy ra, đồng thời đưa ra kế hoạch để hạn chế tối đa các rủi ro đó cho.
Nhân viên kinh doanh
Đây là bộ phận chịu nhiều áp lực nhất trong ngân hàng. Ngoài việc tìm kiếm, chăm sóc khách hàng, nhân viên kinh doanh còn cần sớm phát hiện và có biện pháp ngăn chặn những hành vi gian lận từ hồ sơ tín dụng của khách hàng. Vị trí này thường không yêu cầu kinh nghiệm nên các bạn mong muốn thử sức với lĩnh vực ngân hàng thì có thể bắt đầu từ đây.
Nhân viên vận hành
Nhân viên vận hành là người thực hiện nhiệm vụ tham gia duy trì, cải thiện việc cung cấp dịch vụ, kiểm tra các giao dịch trong ngân hàng. Đồng thời ở vị trí này, bạn cũng cần thực hiện xây dựng, kiểm tra, kiểm soát các chính sách, văn bản nội bộ nhằm đảm bảo để quy trình vận hành được diễn ra trơn tru.
Nhân viên tín dụng
Tại nhiều ngân hàng vị trí này được xem như là bộ phận chính mang đến lợi nhuận. Người làm tín dụng trở thành cầu nối giữa ngân hàng và khách có nhu cầu vay vốn. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ công việc yêu cầu bạn phải là một người có kinh nghiệm và khá vững vàng trong nghề.
Nhân viên kiểm toán nội bộ
Kiểm toán là việc làm ngân hàng mà rất nhiều người quan tâm bởi đây là một vị trí cực kỳ quan trọng giúp ngân hàng cải thiện những yếu kém từ hệ thống quản lý. Người đảm nhiệm vị trí này sẽ là thực hiện việc giám sát các mảng nghiệp vụ, thực hiện đánh giá nội bộ, kiểm tra các phòng ban, thẩm tra theo yêu cầu của lãnh đạo. Đồng thời tổng hợp các báo cáo của Phòng/ Bộ phận dưới sự giám sát của lãnh đạo cấp quản lý trực tiếp cũng như làm báo cáo khắc phục.
Telesale
Telesale cũng là một vị trí khá áp lực tại ngân hàng. Bởi vị trí này không yêu cầu quá cao về chuyên ngành nên được nhiều người lựa chọn thử sức khi muốn bước chân vào lĩnh vực ngân hàng.
Chuyên viên thanh toán quốc tế
Chuyên viên thanh toán quốc tế là người thực hiện các giao dịch quốc tế, giải quyết thắc mắc, chăm sóc khách hàng nước ngoài. Vị trí này đòi hỏi cần có khả năng ngoại ngữ tốt đặc biệt là các thuật ngữ chuyên ngành để hoàn thành công việc một cách tốt hơn.
Chuyên viên phân tích tài chính tổng hợp
Vị trí này có nhiệm vụ tổng hợp và phân tích các thông tin, xu hướng và đưa ra các dự báo trình lên ban giám đốc. Vị trí này khá quan trọng, quyết định rất lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp nên các ngân hàng thường tuyển lựa những người đã có kinh nghiệm.
Chuyên viên tư vấn đầu tư
Đây là bộ phận yêu cầu khá cao về khả năng nghiệp vụ, không chỉ có kiến thức về tài chính ngân hàng, chuyên viên tư vấn đầu tư cần phải hiểu biết sâu sắc về thị trường đầu tư. Từ đó đưa ra những kế hoạch đầu tư phù hợp, mang về lợi nhuận cao cho doanh nghiệp.
Giao dịch viên
Giao dịch viên là vị trí việc làm ngân hàng rất hot mà nhiều người mong muốn ứng tuyển. Giao dịch viên thường là người trực tiếp tiếp xúc, giải quyết các yêu cầu, thắc mắc của khách hàng về dịch vụ. Khác với những vị trí trên, giao dịch viên thường có thêm tiêu chí ngoại hình khi tuyển dụng vì họ được xem như “bộ mặt” của ngân hàng.
Cơ hội thăng tiến của chuyên viên ngân hàng
Ngoài các vị trí, cơ hội thăng tiến ngân hàng cũng là vấn đề được khá nhiều bạn trẻ quan tâm khi có ý định gắn bó với công việc này. Trên thực tế, cơ hội thăng tiến ngân hàng sẽ không giống nhau giữa các bộ phận. Nhưng nhìn chung, sự thăng tiến sẽ dựa vào số năm làm việc và những thành tựu thông qua các kỳ đánh giá.
Dưới đây là lộ trình thăng tiến của bộ phận giao dịch viên của các ngân hàng:
- Từ 0 – 2 năm: vị trí Giao dịch viên
- Từ 2 – 3 năm: vị trí Kiểm soát viên
- Từ 3 – 5 năm: vị trí Trưởng/phó phòng Dịch vụ khách hàng
- Từ 5 – 7 năm: vị trí Phó giám đốc Vận hành
- Từ 7 – 9 năm: vị trí Giám đốc chi nhánh
- Trên 9 năm: Các vị trí khác tại Hội Sở
Đối với các bộ phận khác, lộ trình thăng tiến thường không cố định. Có những người đã có những bước tiến nhất định sau 2 – 3 tháng làm việc. Nhưng cũng có người cần thời gian lâu hơn, 4 – 5 năm thậm chí là hàng chục năm.Có thể thấy, cơ hội thăng tiến ngân hàng khá linh hoạt. Để thăng tiến nhanh và bền vững, ngay từ lúc này, bạn hãy tích cực trau dồi kinh nghiệm, kỹ năng của bản thân để trở thành một chuyên viên xuất sắc. Đến một thời điểm thích hợp, nỗ lực của bạn sẽ được công nhận và đền đáp bằng một thành quả xứng đáng.