Hiện nay, chuyên viên giám sát tài chính là một chức vụ hấp dẫn và nhận được sự quan tâm của nhiều người. Mặt khác, không phải ai cũng hiểu rõ tính chất công việc của vị trí chuyên viên này. Hiểu được điều đó, hãy cùng vieclamnganhang.vn tìm hiểu các thông tin liên quan để bạn có nắm chắc kiến thức trước khi phỏng vấn chính thức nhé.
Chuyên viên giám sát tài chính là gì?
Chuyên viên giám sát tài chính (FC – Financial controller) được xem là có vai trò quan trọng và xếp hạng cao cấp trong chức năng liên quan đến kế toán. Thông thường, bạn sẽ báo cáo tiến độ công việc cho giám đốc tài chính, chịu trách nhiệm vận hành những hoạt động về kế toán của một công ty diễn ra thuận lợi hết sức có thể, giám sát chức năng kế toán, đảm bảo hồ sơ kế toán lưu trữ phù hợp, kết quả trong báo cáo tuân theo chuẩn mực kế toán và pháp luật Việt Nam.
>>>Xem thêm: Làm chuyên viên khách hàng cá nhân vất vả không? Tố chất cần có
Cụ thể hơn, một số nhiệm vụ chính của chuyên viên giám sát tài chính sẽ bao gồm:
- Điều phối, quản lý nhằm chuẩn bị ngân sách và dự báo tài chính;
- Lên kế hoạch báo cáo tài chính mỗi tháng và định kỳ;
- Đảm bảo tiến độ công việc của bộ phận tài chính hoạt động suôn sẻ và kiểm soát chặt chẽ;
- Đầu mối liên lạc chính cho kiểm toán viên ở bên ngoài.
Bản mô tả công việc cụ thể của chuyên viên FC
Như đã chia sẻ tổng quan về chuyên viên giám sát tài chính ở trên, thế nhưng các đầu mục công việc cụ thể nào được thực hiện bởi một chuyên viên FC? Sau đây là một bản mô tả công việc mà bạn sẽ hoàn thành nếu như chọn ứng tuyển vào công việc này. Cụ thể:
- Tiến hành chuẩn bị một số bản báo cáo tài chính theo tuần/tháng/năm;
- Phân tích những cơ sở và dữ liệu tài chính;
- Theo dõi và kiểm tra vấn đề về tài chính nội bộ vận hành phù hợp;
- Giám sát, lập bản báo cáo thu nhập của tổ chức;
- Tham gia vào quá trình xây dựng và thiết lập ngân sách;
- Quản lý chặt chẽ những giao dịch tài chính, tình trạng chi tiêu và can dự vào tình hình ngân sách chung của doanh nghiệp, quản lý các loại hồ sơ kế toán;
- Thực hiện tinh gọn chức năng và hoạt động chung của bộ phận kế toán;
- Theo dõi, kiểm tra, quản lý rủi ro, đề xuất những biện pháp và phương án giải quyết khủng hoảng hay hậu quả có thể xảy ra;
- Phối hợp cùng bộ phận kiểm toán, kế toán nhằm kiểm soát dòng tiền, ấn định ngân sách, đảm bảo chính xác cho các thông tin về tài chính;
- Xây dựng chiến lược phát triển kế hoạch về tài chính hỗ trợ doanh nghiệp, duy trì mức tăng trưởng doanh thu phù hợp nhằm đạt mục tiêu ban đầu;
- Thực hiện đào tạo nhân viên về những vấn đề liên quan tài chính kinh doanh, đẩy mạnh tuân thủ các quy định tài chính.
>>>Xem thêm: Nhân viên dịch vụ khách hàng tiền vay là gì? – Kỹ năng cần có
Một số yêu cầu dành cho vị trí chuyên viên giám sát tài chính
Đầu tiên, về trình độ học vấn, chuyên viên kiểm soát tài chính cần phải tốt nghiệp Cử nhân hoặc Thạc sĩ chuyên ngành Kiểm toán, Kế toán hay những chuyên ngành khác có nghiệp vụ tương đương như Kinh tế.
Đối với kỹ năng chuyên môn, bạn nên ứng tuyển thực tập hay làm việc tại các công ty để tích lũy kinh nghiệm chuyên môn. Một số nhà tuyển dụng hiện nay thường sẽ đánh giá cao các ứng viên sở hữu kinh nghiệm làm việc từ 1-2 năm. Không những thế, việc thành thạo tin học văn phòng hay những phần mềm về kế toán cũng chính là một lợi thế để bạn phát triển trong nghề nghiệp này.
Bên cạnh đó, kỹ năng mềm là một yếu tố quan trọng, một chuyên viên FC cần có tích cách tỉ mỉ, kiên nhẫn, thận trọng sẽ là một ưu điểm khiến nhà tuyển dụng để mắt đến. Do tính chất công việc của nghề này thường làm việc trực tiếp với các con số nhằm tránh sai sót và nhầm lẫn đáng tiếc. Chưa hết, những kỹ năng như kỷ luật, tổ chức, phân tích, giao tiếp và lãnh đạo sẽ là “mảnh ghép” không thể thiếu.
Ngoài ra, bạn cũng đừng quên hoàn thiện kỹ năng giải quyết vấn đề. Bởi chuyên viên giám sát tài chính cần nên nhạy bén, giải quyết tình huống khéo léo, luôn suy nghĩ giải pháp dự phòng cho các tình huống xấu ập đến bất ngờ.
Không chỉ dừng lại ở đó, để có thể tiến xa và thành công hơn trong sự nghiệp, thì bạn phải nỗ lực không ngừng nghỉ từng ngày. Đến khi bạn quyết tâm bứt phá được các mục tiêu đề ra ban đầu, mơ ước trở thành giám đốc tài chính của bạn mới mau chóng được thực hiện.
>>>Xem thêm: Làm chuyên viên khách hàng cá nhân vất vả không? Tố chất cần có
Tóm lại, khi gắn bó với nghề nghiệp là chuyên viên giám sát tài chính, bạn nên trang bị cho bản thân tinh thần thép để chịu sức áp lực, suy nghĩ kế hoạch và chiến lược hiệu quả trong ngành tài chính ngân hàng. Mong rằng bạn đã hiểu hơn phần nào về vị trí công việc này và có sự chuẩn bị tốt nhất trong buổi phỏng vấn sắp tới. Chúc bạn thành công!
>>>Xem thêm: ALM là gì? Làm sao để ứng tuyển vào vị trí chuyên viên ALM?
Hình ảnh: Sưu tầm